Làng hiện nay có khoảng 40 hộ gia đình sống chính thức bằng nghề tiện. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình làm nghề nông là chính lúc rảnh rỗi phụ thêm làm đồ tiện - Những đồ loại dễ như cối, chày, mâm, đài câu cá, cán các loại dao, liềm, đục, cán con dấu đồng v. v...

Bình Tinh vui vì Huỳnh Long có thêm thử thách

Bình Tinh tâm sự khi còn ở ghế nhà trường cô đã thích nhân vật nữ tướng Bùi Thị Xuân. Trước đây, cô từng hợp tác với đạo diễn Lê Nguyên Đạt trong các vở sử Việt như Vương quyền, Vương đạo.

Tuy nhiên, đến vở Tây Sơn nữ tướng thì Bình Tinh mới có cơ hội thể hiện đúng sở trường của mình là đào võ.

Vì vậy, Bình Tinh rất nâng niu cơ hội này.

Cô tìm đọc các tư liệu để tìm hiểu về nhân vật, diễn xuất tìm cách cân bằng hình ảnh người nữ tướng anh hùng trên chiến trường, trên quan trường và mềm mại trong gia đình với hình người vợ, người mẹ.

Hạnh phúc của Bình Tinh càng nhân lên khi trong Tây Sơn nữ tướng còn có các diễn viên trẻ của Đoàn tuồng cổ Huỳnh Long tham gia.

Đó là Trọng Nhân với vai Cảnh Thịnh và Bảo Ngọc vai Huỳnh Cúc.

Bình Tinh chia sẻ cô rất muốn làm vở sử Việt, tuy nhiên các diễn viên trẻ đoàn của cô chủ yếu từ hát bội chuyển qua cải lương tuồng cổ.

Nghệ sĩ Bình Tinh (trái, vai Bùi Thị Xuân) và diễn viên trẻ Trọng Nhân (vai vua Cảnh Thịnh) - Ảnh: LINH ĐOAN

"Các bạn đang dần được rèn về diễn xuất, nhưng về giọng ca còn hạn chế. Quan điểm của tôi là cái gì chắc mới làm, nên chúng tôi sẽ rèn giũa các em thêm, hy vọng khi có đủ lực sẽ làm vở diễn sử Việt để phục vụ công chúng.

Hiện tại, trong Tây Sơn nữ tướng, hai em trẻ của đoàn tham gia nhận được một số lời khen ngợi khiến tôi mừng lắm.

Đây là cơ hội để các em học hỏi nghề, cọ xát những vai diễn chuyên nghiệp vì sắp tới vở sẽ được thầy Đạt đưa dự Liên hoan cải lương toàn quốc tại Cần Thơ" - Binh Tinh nói.

Bình Tinh (trái, vai Bùi Thị Xuân), diễn viên Bảo Ngọc của Đoàn tuồng cổ Huỳnh Long vai Huỳnh Cúc - Ảnh: LINH ĐOAN

Sau đêm công diễn "cháy vé", đi dự thi liên hoan về, ê kíp thực hiện Tây Sơn nữ tướng lên kế hoạch tổ chức thêm vài đêm diễn nữa để phục vụ khán giả.

Diện tích: 692,96 km²      Dân số: 176.600 người

Huyện Tây Sơn có 15 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 1 thị trấn, 14 xã: Thị trấn Phú Phong (huyện lỵ), xã Bình Hòa, xã Bình Nghi, xã Bình Tân, xã Bình Thành, xã Bình Thuận, xã Bình Tường, xã Tây An, xã Tây Bình, xã Tây Giang, xã Tây Phú, xã Tây Thuận, xã Tây Vinh, xã Tây Xuân, xã Vĩnh An.

Đây là một vùng địa lý quan trọng ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển miền trung có cảng Quy Nhơn và QL1A với khu vực Tây Nguyên rộng lớn, nhiều tiềm năng. Tây Sơn (Bình Khê) ngày xưa là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa nông dân của 3 anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) đã góp phần trong công cuộc thống nhất đất nước sau gần 200 năm chia cắt dưới thời Trịnh-Nguyễn, cũng như chống lại quân xâm lược Xiêm La ở phía Nam và quân Mãn Thanh ở phương Bắc.

Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Bình Định, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, không giáp biển, có vị trí địa lý nằm ở phía tây Nam tỉnh Bình Định, Việt Nam. Phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông bắc giáp huyện Phù Cát, phía đông nam giáp thị xã An Nhơn, phía nam giáp huyện Vân Canh, phía tây giáp thị xã An Khê và các huyện Đăk Pơ, Kông Chro tỉnh Gia Lai.

Khí hậu của huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ đạo là mùa khô từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa mưa ở đây thường kèm theo thời tiết lạnh và độ ẩm cao, ngược lại mùa khô thường có nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp kỷ lục ở đây từng được ghi nhận là 13°C và cao nhất là 39°C.

Sông Côn chảy qua địa bàn huyện theo hướng Đông Nam, từ huyện Vĩnh Thạnh tới Thị xã An Nhơn. Huyện lỵ là thị trấn Phú Phong, nằm trên bờ sông Kôn, cách thành phố Quy Nhơn 40 km, cách sân bay Phù Cát 20 km, và có quốc lộ 19 chạy qua. Đèo An Khê, trên quốc lộ 19 cũng là ranh giới giữa Tây Sơn với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Lần đầu tiên, Bình Tinh và Minh Trường đóng cặp

Bình Tinh vui vẻ cho Tuổi Trẻ Online biết đây là lần đầu tiên cô và nghệ sĩ Minh Trường đóng cặp trong một vở diễn.

Minh Trường vào vai phó tướng Trần Quang Diệu, chồng của Đô đốc Bùi Thị Xuân. Minh Trường vốn có giọng hát đẹp, bởi anh từng đoạt Chuông vàng vọng cổ.

Vì thế, khi vô vở diễn này Bình Tinh mừng vì anh em cô hỗ trợ qua lại rất hiệu quả. Minh Trường chỉ thêm cho Bình Tinh phần ca, còn Bình Tinh hỗ trợ Minh Trường phần vũ đạo.

Tây Sơn nữ tướng khắc họa hình ảnh nữ tướng Bùi Thị Xuân.

Vở lấy bối cảnh khi Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà, hoàng đế đã tin cậy nhờ vợ chồng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu phò tá Nguyễn Quang Toản, tức vua Cảnh Thịnh, giúp triều Tây Sơn đang hồi suy yếu.

Vua còn trẻ nên thiếu bản lĩnh, gian thần lộng hành. Bên ngoài thì đội quân Nguyễn Ánh ngày càng lớn mạnh. Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu oằn gánh nước non và giữ khí tiết cho đến lúc chết.

Trong vở diễn này, có thể nói vai diễn Bùi Thị Xuân của Bình Tinh là nặng nhất, xuất hiện gần như từ đầu tới cuối vở.

Với Bình Tinh, đó cũng chính là vai nặng nề nhất trong con đường nghệ thuật của cô tính tới giai đoạn này.

Nghệ sĩ Bình Tinh (vai Bùi Thị Xuân) và Minh Trường (vai Trần Quang Diệu) trong Tây Sơn nữ tướng - Ảnh: LINH ĐOAN