Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Mọi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng nếu không thay đổi thì càng khó khăn hơn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chúng ta không một mình một chợ, chúng ta phải cạnh tranh

"Tôi được biết anh em bên Trung Quốc có nói, hằng ngày khi chợ đầu mối Bắc Kinh mở cửa thì một giờ sau nông dân Thái Lan nắm bắt được giá cả, thị trường. Còn chúng ta hơi chậm hơn trong vấn đề thông tin đến doanh nghiệp và các hợp tác xã", Bộ trưởng chia sẻ.

Ông nhấn mạnh: Chúng ta không "một mình một chợ". Chúng ta phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu cùng một mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng trồng được những loại nông sản nhập của chúng ta.

Sự tự bằng lòng và hài lòng của chúng ta quá lớn, khiến chúng ta chưa thấy hết được những rủi ro.

Sắp tới Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan sẽ cùng nhau ngồi lại phân tích câu chuyện thị trường khi chúng ta không phải "một mình một chợ" và độ khó khăn phức tạp càng cao hơn, Bộ trưởng nói./.

Được sống ở nước ngoài ít nhất một lần trong đời là ước mơ của rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Miền đất xa lạ luôn hứa hẹn nhiều điều thú vị, cơ hội mới, quan hệ mới, và những trải nghiệm khác biệt so với cuộc sống quen thuộc hàng ngày. Tuy vậy, không nhiều người nhận ra rằng điểm tuyệt vời nhất của cuộc sống ở nước ngoài thực ra không phải là ở nơi đến mà chính là ở những thay đổi trong con người mình trong quá trình sống xa quê hương. Đây cũng là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt giữa việc đi du lịch nước ngoài ngắn ngày (dưới 1  tháng) và sống ở nước ngoài lâu dài (từ 3 tháng trở lên). Khi đi du lịch, mục đích chính thường chỉ là thăm thú, mua sắm, ngắm cái hay, cái đẹp của đất nước bạn; bởi thế, thời gian và trải nghiệm có được đều chưa đủ để tạo ra những thay đổi rõ nét trong tư duy của người đi du lịch. Sống ở nước ngoài lại là một trải nghiệm khác hẳn! Với tâm thế của một người lưu trú lâu dài, tầm nhìn của ta buộc phải mở ra để thấy được cả điểm hay lẫn điểm dở ở môi trường mới; thời gian lâu dài cũng khiến ta nếm trải không chỉ niềm vui, sự thích thú ban đầu mà còn cả nỗi đau khổ, sự thất vọng sau nà. Chính những điều này khiến con người ta thay đổi, trưởng thành hơn. Bởi vậy, tôi tin rằng, ai trong chúng ta cũng nên trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài ít nhất một lần trong đời.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có được cơ hội ấy (hay ít nhất, một cách dễ dàng). Khi còn là một cô học trò nhỏ ở Việt Nam, tôi đã khát khao được trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài; tất cả những gì mới mẻ tôi nghe được về những miền đất mới đều khiến trái tim tôi đập rộn ràng. Nhưng vì gia đình tôi không quá khá giả để có điều kiện đưa tôi ra nước ngoài từ sớm, tôi cố gắng tự định hướng và đi những bước nhỏ để tiến dần hơn đến ước mơ của mình. Ban đầu chỉ bằng việc học ngoại ngữ – điều duy nhất tôi biết là cần thiết để mở ra cánh cửa du học, sau là chọn học ngành “Quốc tế học” ở đại học – một ngành còn rất mới thời bấy giờ, và tiếp đến là rất nhiều hoạt động nhỏ như làm tình nguyện với tổ chức quốc tế, nộp đơn xin đi làm thực tập không lương ở nước ngoài, gõ cửa không biết bao cơ hội học bổng lớn nhỏ… Rồi từ đó, tôi dần dần có cơ hội đi nước ngoài trong những chuyến nhỏ ngắn ngày, rồi nhiều chuyến nhỏ dài ngày hơn nữa, và cuối cùng là một cơ hội lớn hơn để theo học ở nước ngoài nhiều vài năm. Đến nay, sau gần 5 năm sống ở Mỹ, trải qua nhiều thăng trầm, tôi càng nhận ra sự cần thiết của trải nghiệm sống ở nước ngoài đối với người trưởng thành. Không kể là bạn có ý định ở lại định cư hay trở về quê hương, thích hay không thích cuộc sống ở nước ngoài, đi du học hay chỉ đi làm công việc chân tay, thành công hay chưa thành công… đối với tôi, ai cũng nên cố gắng để được trải nghiệm cuộc sống “tha hương” ít nhất một lần trong đời.

Và dưới đây là một số lý do cho sự tồn tại của mong muốn ấy, nhìn từ góc độ phát triển bản thân:

Mang cho mình một góc nhìn khác

Trải nghiệm sống ở nước ngoài sẽ cho ta góc nhìn khác về hầu như mọi mặt của cuộc sống. Và điều này giúp mở mang kiến thức, tư duy, và sức sáng tạo lên rất nhiều. Con người thường có xu hướng chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống, khiến ta tin vào những điều mà số đông cũng tin tưởng, và hành xử theo cách mà mọi người quanh ta vẫn làm. Nhưng khi tách ra khỏi môi trường quen thuộc này, ta sẽ bỗng nhiên trở thành “người ngoài” và như mọi người vẫn nói, người ngoài cuộc thì thường có cái nhìn sáng tỏ, đa chiều, hiểu biết hơn những người trong cuộc. Sống ở nước ngoài lâu dài, ta sẽ dần phát triển góc nhìn khác biệt hơn, khách quan nhưng cũng cá nhân hơn, bớt đi tính rập khuôn, a dua, “bầy đàn” thường thấy.

Đó là lý do tại sao mà nhiều vlogger, blogger, hay influencer – những người tạo ảnh hưởng lớn cho giới trẻ hiện nay là du học sinh hoặc có xuất phát điểm là du học sinh. Cuộc sống ở nước ngoài dễ cho các bạn cái nhìn khác đi về những sự việc, hoàn cảnh xảy ra ở trong nước, tạo cảm hứng cho các bạn dám nói ra những điều khác biệt, làm những điều mà có thể nếu còn ở trong nước bạn chưa chắc đã dám làm. Bởi được chứng kiến nhiều điều mới mẻ hàng ngày, chất liệu sống của các bạn cũng giàu có hơn và bạn muốn được làm nhiều hơn cho đam mê, sáng tạo của mình. Đây là điều rất khó để có được nếu không tách rời hẳn môi trường quen thuộc và bắt đầu trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài.

Mở đường lớn cho nông sản xuất khẩu

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, trong tuần sau, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ chủ trì, cùng bàn thảo với các cơ quan, hiệp hội, ngành hàng liên quan "để bắt đầu con đường chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch" cho nông sản Việt.

"Mỗi sự thay đổi đều không đơn giản và đều phải có lộ trình. Nhưng nếu chúng ta không khởi hành thì sẽ không có kết thúc", Tư lệnh ngành nông nghiệp bày tỏ và cho biết: Chúng ta sẽ phải tách bạch rõ các công việc trong công tác xuất khẩu nông sản. Việc nào Bộ, ngành Trung ương làm, việc nào địa phương làm, việc nào Hiệp hội ngành nghề làm.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải có cơ chế để hỗ trợ thêm trong quá trình "một bên đang giằng xé, một bên vẫn còn lợi ích xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch hay đường biên lối mở với những khó khăn đối với xuất khẩu chính ngạch".

"Tôi nghĩ mọi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng nếu không thay đổi thì càng khó khăn hơn", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Liên minh xuất khẩu theo từng nhóm thị trường

Mặc dù có trung tâm xuất khẩu nông sản rồi nhưng quan trọng nhất vẫn là tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại hệ sinh ngành hàng, để đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa từng loại thị trường như thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thị trường trong nước.

Chúng ta cũng phải tính đến một ngày nào đó tại thị trường trong nước, người tiêu dùng trong nước cũng không còn dễ tính nữa. Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải thay đổi rất nhiều.

Sắp tới Bộ NNPTNT dự thảo đề án về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam bên Trung Quốc. Bộ NNPTNT sẽ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, các Hiệp hội ngành hàng.

Đồng thời, Bộ NNTPNT cũng xây dựng Đề án riêng cho thị trường EU. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc cần làm là liên minh để xuất khẩu vì EU là thị trường tiềm năng rất lớn với 27 quốc gia. Chúng ta phải đi riêng từng nhóm thị trường. Từng nhóm thị trường đó phải củng cố Liên minh hiệp hội xuất khẩu từng thị trường để chia sẻ thông tin.