Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi những trường hợp nợ xấu có xin được visa hay không? Để giải đáp thắc mắc của các bạn, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để những người có nợ xấu muốn xin visa có cái nhìn đầy đủ và khách quan nhất về trường hợp của mình.
Làm sao để có thể xin được visa khi có nợ xấu?
Tuy nhiên, trong những trường hợp này, nếu bạn muốn xuất cảnh sẽ có một số cách như sau: có thể ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn, sử dụng một tài sản khác để đảm bảo nghĩa vụ trả tiền. Nếu như trong trường hợp ngân hàng đồng ý với phương án của bạn thì bạn có thể xuất cảnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bạn đang bị nợ xấu, ngân hàng thấy bạn đang có những hành vi và dấu hiệu trốn nợ, hoặc số nợ nằm ngoài khả năng chi trả của bạn thì ngân hàng sẽ có quyền đề nghị cấm xuất nhập cảnh đối với trường hợp này.
Bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không?
Khi vay nợ xấu ngân hàng, thời điểm vay nợ sẽ được coi là một “chấm đen” trong lịch sử tín dụng. Tuy nhiên, bị nợ xấu sẽ rất khó để được vay thế chấp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trữ trong khoảng thời gian tối đa 05 năm, tất cả những khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng cũng sẽ ngừng cung cấp lịch sử sau khi khách hàng tất toán và ngân hàng cập nhật thông tin.
Hiện nay, với từng nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng sẽ có quy định riêng áp dụng với từng nhóm nợ. Cụ thể:
Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2: Đối với nhóm nợ 1 và 2, thông thường, đối với nhóm 1 thì chỉ cần tất toán xong khoản vay cũ thì người vay có thể vay được khoản vay mới. Tuy nhiên, trong trường hợp thuộc nhóm 2, ngân hàng sẽ đưa ra một số yêu cầu rồi mới đồng ý cho vay.
Cụ thể có thể kể tới bắt buộc phải chứng minh thu nhập, chứng minh lý do nợ xấu là khách quan/không cố ý, tài sản thế chấp có giá trị lớn, mức vay không quá cao so với giá trị tài sản…
Đối với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: Khi bị nợ xấu thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì chính là 03 nhóm mà gần như các ngân hàng sẽ từ chối khoản vay cho dù tài sản đảm bảo có giá trị lớn và thông tin nợ xấu đã bị xóa khỏi CIC.
Như vậy, việc cho vay thế chấp của ngân hàng sẽ tùy vào từng tình trạng nợ cũng như các chính sách cho vay của chính ngân hàng đó và khi thuộc nhóm nợ xấu thì khả năng được cho vay là rất khó.
Kết luận về việc nợ xấu có xin được visa không từ Luật Thiên Mã
Nợ xấu có thể ảnh hưởng đến việc xin visa, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào quốc gia và loại visa mà bạn đang xin. Hầu hết các quốc gia không trực tiếp từ chối visa chỉ vì lý do nợ xấu, nhưng nợ xấu có thể gián tiếp ảnh hưởng nếu:
Tuy nhiên, đối với các visa du lịch ngắn hạn, nợ xấu thường không ảnh hưởng lớn. Điều quan trọng là cần xem xét yêu cầu cụ thể của quốc gia mà bạn đang xin visa.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có cách giải quyết khác nhau về xin visa khi đang có nợ xấu. Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.
Khi bị nợ xấu, khách hàng sẽ khó khăn hơn trong việc vay ngân hàng bởi lịch sử tín dụng sẽ được các ngân hàng kiểm tra. Vậy, bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Đây thường là các khoản nợ được vay mà bị trả quá hạn từ 90 ngày mà không có khả năng trả, bao gồm cả việc chậm trả nợ gốc, lãi suất cũng như không thể đáp ứng các điều kiện vay hoặc đảm bảo các loại tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng.
Cụ thể, khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN phân loại 05 nhóm nợ như sau:
Nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; hoặc khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Đây là khoản nợ quá hạn đến 90 ngày hoặc khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày; Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn; Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận...
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Đây là khoản nợ quá hạn 181 - 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn...
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Đây là khoản nợ quá hạn 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu...
Visa và vấn đề liên quan đến nợ xấu
Để hiểu tường tận về trường hợp nợ xấu có được cấp visa hay không, chúng ta sẽ đi tìm hiểu visa là gì? Có rất nhiều người thường lầm tưởng giữa hai khái niệm Passport và visa. Thực chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Passport hay còn gọi là hộ chiếu, là giấy tờ xác định căn cước của một người, do cơ quan nhà nước cấp cho nước đó. Còn visa hay còn gọi là thị thực xuất nhập cảnh, là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ nước ngoài cấp cho người muốn đến quốc gia họ.
Người thân dính nợ xấu liệu có được vay thế chấp ngân hàng?
Tùy từng trường hợp, người vay sẽ không thể vay thế chấp ngân hàng được nếu người thân của người vay từng dính nợ xấu.
Trong thực tế, trước khi cho vay vốn, thường các ngân hàng sẽ kiểm tra các mối quan hệ xung quanh (gia đình, người thân) để quyết định hạn mức cho vay/xem có cho vay hay không.
Hiện nay, có một số ngân hàng sẽ tham chiếu thông tin nợ xấu của cha mẹ, anh chị em nhưng cũng có không ít ngân hàng chỉ kiểm tra thông tin của vợ/chồng, con của người vay.
Do đó, nếu ngân hàng không căn cứ vào thông tin nợ xấu của người thân thì người vay sẽ được xét duyệt vay vốn nếu đủ điều kiện theo quy định của từng ngân hàng.
Ngược lại, nếu ngân hàng căn cứ vào thông tin nợ xấu của người thân (đặc biệt thông tin nợ xấu của vợ/chồng) thì người đó có thể sẽ không được duyệt vay.
Đặc biệt, với một số ngân hàng, nếu vợ/chồng người vay thế chấp đã từng dính nợ xấu thì hai bên có thể làm cam kết chứng minh tài sản thế chấp là tài sản riêng, không liên quan tới người còn lại thì tài sản đó sẽ được xét duyệt vay thế chấp tại ngân hàng.
Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề bị nợ xấu ngân hàng có vay thế chấp được không? Nói chung, việc xem xét có được vay thế chấp hay không cần phải căn cứ vào chính sách của từng ngân hàng
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài