Nông dân trồng lúa giống tại tỉnh tỉnh Laguna, Philippines năm 2023 - Ảnh: REUTERS

Giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch 18/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 628 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất thế giới và cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 16 USD/tấn.

7 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, thu về 2,62 tỷ USD, tăng hơn 20% về lượng và tăng 31,4% về giá trị so với cùng kỳ. Hiện, cả nước còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm nay.

Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho thấy, năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.

Với sản lượng lúa dự kiến như trên, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Tăng 50.000 ha diện tích trồng lúa đông để chớp thời cơ

Chia sẻ trên VTC News, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, kế hoạch tăng 50.000 ha diện tích trồng lúa đông (vụ 3) ở ĐBSCL là nhằm chớp thời cơ giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ tăng.

Theo tính toán, với năng suất trung bình 5,7 tấn/ha vụ ở vụ thu đông, nếu tăng thêm 50.000 ha, sẽ có thêm khoảng 325.000 tấn lúa, tương đương 200.000 tấn gạo để tăng cường xuất khẩu. Với giá xuất khẩu gạo như hiện nay, việc tăng thêm 50.000 ha lúa thu đông có thể đem về hơn 100 triệu USD.

Cũng theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa năm nay của nước ta khoảng 7 triệu ha, với sản lượng khoảng 43 triệu tấn thóc/năm, tương đương 27 - 28 triệu tấn gạo.

Hiện Chính phủ đã chỉ đạo tăng dự trữ nguồn gạo quốc gia và năm nay nguồn cung vụ đông - xuân 2023 - 2024 đến sớm do nhuận 1 tháng nên Việt Nam hoàn toàn yên tâm về việc đảm bảo an ninh lương thực. Do đó, lãnh đạo Cục Trồng trọt ủng hộ việc doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng cường xuất khẩu gạo.

Đầu tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị về việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Trong chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm; theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực và thế giới, tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Theo dõi, đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân tuân thủ nghiêm các quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.

Chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo; Kịp thời hỗ trợ người sản xuất và các thương nhân; Xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao...

Chỉ trong tháng qua, giá gạo xuất khẩu nước ta tăng từ 20 đến 30 USD/tấn so với tháng trước đó. Đây là tín hiệu vui đối với người dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi một năm gặp nhiều khó khăn thách thức từ dịch bệnh và thiên tai.

Tuy vẫn tranh thủ bán giá cao hiện nay, nhưng ngành gạo Việt Nam cần theo sát nhu cầu và diễn biến thương mại gạo thế giới để điều chỉnh hợp lý. Theo thống kê của Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) 11 tháng của năm 2020, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ước đạt trên 5,35 triệu tấn, thu về gần 2,64 tỷ USD; giá gạo xuất khẩu trung bình đạt gần 494 USD/tấn, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chính sách nông nghiệp cho biết, những con số này cho thấy, hạt gạo Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực về giá, giá trị gia tăng của gạo đã được cải thiện, chất lượng gạo Việt Nam đang tăng cao và được thế giới công nhận.

“Trong thời điểm mà Việt Nam và các nước khác đang chịu ảnh hưởng tác động bởi Covid-19 thì rất nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta bị giảm về mặt thị trường. Tuy nhiên, một trong những mặt hàng điểm sáng là mặt hàng gạo, đặc biệt gần đây giá xuất khẩu gạo của chúng ta tương đối tốt, giá gạo trong nước có sự tăng nhẹ, đấy là một số tín hiệu đáng mừng” - ông Thắng nói.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng cao kỷ lục.

Nguyên nhân khiến giá gạo tăng bởi nhu cầu dự trữ gạo của các quốc gia nhập khẩu tăng do dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi đó, sản lượng lúa gạo của một số nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan giảm hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhu cầu tăng cao, trong khi nguồn cung gạo thế giới chưa nhiều.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định: Tuy có nhiều tín hiệu khả quan, nhưng chúng ta không nên chủ quan, việc sản xuất canh tác trồng lúa cần có quy trình tiêu chuẩn bền vững, có như vậy việc tiêu thụ lúa, gạo làm ra mới không còn tình trạng “nay trồi mai sụt” như trong những năm qua.

“Chúng ta chủ động nhưng không được chủ quan, chúng ta nhìn nhận bối cảnh đại dịch để thấy rằng tình hình thế giới luôn có thay đổi từ biến đổi khí hậu, từ đại dịch, từ yêu cầu thị trường. Đấy là điều chúng ta phải làm quen, từ cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp và từ người nông dân” - ông Toản cho biết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, xuất khẩu gạo năm 2020 sẽ cán mốc trên 6 triệu tấn. Kỳ vọng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU tiếp tục là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào thị trường tiềm năng này và dự báo giá bán sẽ còn tăng, ổn định trong năm tới./.

(TTXVN) Ngày 15/01, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết nền kinh tế nước này có thể đã tăng trưởng gần 2% trong năm ngoái, nhanh hơn mức dự báo chính thức của Chính phủ.

Trong cuộc gặp với các lãnh đạo doanh nghiệp, ông Le Maire khẳng định mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 là rất vững chắc, có thể đạt tới 2%. Theo ông Le Maire, đây được coi là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011, cộng thêm điểm sáng hơn 250.000 việc làm đã được tạo ra trong ngành bán lẻ. Ông Le Maire cũng hy vọng có thể đạt được kết quả tốt hơn trong năm 2018.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Le Maire cũng cảnh báo rằng không nên quá lạc quan do hàng triệu người Pháp vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và nghèo đói, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi nền kinh tế Pháp.

Chính phủ Pháp đã đưa ra dự báo chính thức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp trong năm 2017 và 2018 là 1,7%. Tuy nhiên, do những kết quả ấn tượng trong quý IV/2017, Ngân hàng Trung ương Pháp đã nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2017 lên 1,9% vào tuần trước. Trước đó vào tháng 12/2017, Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế Quốc gia (Insee) cũng đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế.

Tuần qua giá gạo tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trọng hơn 1 năm sau khi nước này đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với mặt hàng chủ tực này và gây lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 450-484 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 460-490 USD/tấn.

Ấn Độ đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ vào cuối ngày 22/10 và loại bỏ giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn đối với gạo trắng phi basmati vào ngày 23/10 để thúc đẩy xuất khẩu. Sau quyết định của Ấn Độ thì giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm xuống 510 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 532 USD/tấn vào ngày 24/10, giảm so với mức 537 USD/tấn một tuần trước đó và thấp nhất kể từ tháng 7/2023.

Trước đó tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 (ngày 23/10), ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhận định, "Ấn Độ là quốc gia có vai trò lớn trên thị trường gạo thế giới, động thái của nước này đã được Bộ Công thương, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam theo dõi sát. Có thể nói, đến thời điểm này xuất khẩu gạo khá khả quan. Tuy nhiên với động thái của Ấn Độ gỡ bỏ lệnh xuất khẩu gạo thì chắc chắn giá xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp, hiệp hội đã theo dõi sát sao động thái này để không bị động".

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhận định: Việc Ấn Độ quay lại thị trường sẽ gây áp lực giảm giá lên các loại gạo phổ thông như gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam. Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam khó có thể giảm về dưới 500 USD/tấn do nguồn cung nội địa không dồi dào.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết: "Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo xuất khẩu trong nước, bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Còn tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được nông dân chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao".

Hiện Việt Nam đang thực hiện chủ trương chuyển sang các loại gạo chất lượng cao, gạo có tính đặc thù như gạo thơm và đặc biệt là xây dựng thương hiệu. Điều này đã giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm, không bị đụng hàng với gạo Ấn Độ xuất khẩu và hạn chế được khả năng bị ảnh hưởng trên thị trường thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!