Trong phần IELTS Listening sẽ bao gồm 40 câu hỏi dựa trên bốn bản ghi âm. Cùng IDP tìm hiểu cách tính điểm để hiểu rõ hơn về phần thi này nhé.

Tiêu chí Lexical Resource (Vốn từ vựng)

Band 4: Có thể nói về các chủ đề quen thuộc, còn các chủ đề không quen thuộc chỉ truyền đạt ý nghĩa cơ bản, thường xuyên mắc lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ, hiếm khi thay đổi cách diễn đạt.

Band 5: Có thể nói về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc nhưng sử dụng từ vựng với độ linh hoạt hạn chế, nỗ lực thay đổi cách diễn đạt nhưng không phải luôn thành công.

Band 6: Có vốn từ vựng phong phú để diễn đạt chủ đề với độ dài nhất định, các ý được làm rõ mặc dù có thể chưa chính xác, nhìn chung có sự thay đổi cách diễn đạt.

Band 7: Linh hoạt dùng từ vựng để thảo luận về các chủ đề đa dạng, có sử dụng thành ngữ, từ vựng ít phổ biến, kết hợp từ nhưng mắc một vài lỗi nhỏ, paraphrase hiệu quả.

Band 8: Sử dụng từ vựng với sự linh hoạt và chính xác trong tất cả các chủ đề, các từ vựng và thành ngữ hiếm được sử dụng một cách khéo léo, mặc dù có thể chưa phù hợp với ngữ cảnh, phải có sự thay đổi cách diễn đạt một cách hiệu quả.

Band 9: Sử dụng từ vựng với sự linh hoạt và chính xác đầy đủ trong tất cả các chủ đề, linh hoạt dùng thành ngữ, từ vựng ít phổ biến một cách tự nhiên và chính xác.

Một số gợi ý để hoàn thiện tiêu chí Lexical Resource và nâng band điểm:

Một số gợi ý để hoàn thiện tiêu chí Lexical Resource và nâng band điểm

Bạn có thể đa dạng vốn từ vựng của mình bằng cách học tổng hợp các nhóm chủ đề lớn thường gặp trong phần thi IELTS Speaking, ví dụ: Education, Health, Culture, Science and Technology, Work and Business,… Sau đó, luyện tập áp dụng vào từng bài nói test cụ thể để trau dồi phản xạ và sự thuần thục của mình.

Paraphrase là cách diễn đạt lại ý đã nói theo một cách khác. Để sử dụng kỹ thuật này hiệu quả, bạn cần xây dựng vốn từ và cấu trúc câu đủ phong phú, linh hoạt. Một vài cách để bạn luyện tập Paraphrase: dùng từ Đồng nghĩa/Trái nghĩa, thay loại từ, thay cấu trúc câu, hay thay chủ ngữ. Quan trọng nhất của Paraphrase là súc tích, bạn nên tránh tình trạng một câu quá dài và lê thê khi nói.

Hiểu rõ cách chấm điểm IELTS Speaking với từng tiêu chí

Sau đây, hãy cùng Pasal tìm hiểu rõ cách chấm điểm IELTS Speaking band 4 đến band 9 với từng tiêu chí cụ thể để có cho mình một lộ trình ôn tập phù hợp nhất nhé!

Tiêu chí Fluency and Coherence (Mức độ lưu loát và mạch lạc)

Band 4: Không thể phản hồi mà không tạm dừng đáng chú ý và có thể nói chậm với sự lặp lại thường xuyên và tự sửa chữa, liên kết các câu cơ bản nhưng bằng những từ liên kết đơn giản một cách lặp lại, đôi khi còn thiếu liên kết.

Band 5: Thường duy trì mạch nói nhưng sử dụng sự lặp lại, tự chỉnh sửa và/hoặc làm chậm lời nói để tiếp tục mạch đó, có thể sử dụng quá nhiều một số loại từ ngữ liên kết và đánh dấu diễn ngôn, nói đơn giản trôi chảy, nhưng giao tiếp phức tạp hơn thì lại không lưu loát.

Band 6: Sẵn sàng nói câu dài, mặc dù có thể chưa mạch lạc do sự lặp lại, tự sửa hoặc do dự, sử dụng phong phú các từ ngữ liên kết và những từ/cụm từ nối các ý, mặc dù có thể chưa chính xác.

Band 7: Nói dài mà không cần quá nỗ lực hoặc thiếu sự mạch lạc, đôi khi thể hiện sự lưỡng lự liên quan đến ngôn ngữ, hoặc lặp lại và/hoặc tự sửa, sử dụng đa dạng các điểm nhấn diễn ngôn và từ ngữ kết nối một cách linh hoạt.

Band 8: Nói trôi chảy và hiếm khi lặp lại hoặc tự sửa lỗi; các lỗi do dự thường liên quan đến nội dung chứ không phải vì lý do tìm từ ngữ hoặc ngữ pháp, phát triển nội dung chủ đề một cách mạch lạc và phù hợp.

Band 9: Nói trôi chảy và hiếm khi lặp lại hoặc tự sửa; các lỗi do dự thường do liên quan đến nội dung chứ không phải tìm từ ngữ hoặc ngữ pháp, nói mạch lạc với độ chặt chẽ hoàn toàn phù hợp, phát triển các chủ đề đầy đủ và có logic.

Một số gợi ý để hoàn thiện tiêu chí Fluency and Coherence và nâng band điểm:

Một số gợi ý để hoàn thiện tiêu chí Fluency and Coherence và nâng band điểm

Đừng chỉ ngắn gọn trả lời trực tiếp ý chính của câu hỏi, bạn nên mở rộng và bổ sung thêm những ý phụ liên quan đến câu trả lời ấy. Bạn có thể tự đặt những câu hỏi “WH question” (What, When, Why, Where, Who, How) để phát triển thêm ý và diễn giải câu trả lời của mình phong phú hơn.

Khi bài nói của bạn có quá nhiều ý, cần sử dụng các từ nối linh hoạt để giám khảo dễ theo dõi. Nhất là ở Part 2, khi bạn có 2 phút để trình bày một chủ đề nhất định, bạn nên chuẩn bị các cấu trúc chuyển ý thông dụng và phù hợp để bài nói thật mạch lạc.

Tổng quan các tiêu chí chấm điểm trong bài thi IELTS Speaking

Cách chấm điểm IELTS Speaking ở cả dạng thi Academic và General là giống nhau. Thời gian thi trung bình từ 15-20 phút. Giám khảo sẽ đánh giá phần thể hiện của bạn dựa trên 4 tiêu chí:

4 tiêu chí chấm điểm của IELTS Speaking mới nhất

Fluency and Coherence (Mức độ lưu loát và mạch lạc): Đây là tiêu chí đánh giá khả năng nói lưu loát và sự kết nối các ý trong bài thi. Đồng thời, tiêu chí này đòi hỏi sự duy trì độ dài tương đối phù hợp với từng phần thi và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.

Lexical Resource (Vốn từ vựng): Tiêu chí này đánh giá mức độ sử dụng đa dạng từ vựng thuộc nhiều chủ đề khác nhau, kết hợp chính xác và đúng ngữ cảnh.

Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác ngữ pháp): Đây là tiêu chí đánh giá khả năng kết hợp linh hoạt và chính xác nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau.

Pronunciation (Kỹ năng phát âm): Tiêu chí này đánh giá kỹ năng phát âm, ngữ điệu, tốc độ nói và khả năng trình bày rõ ràng, dễ hiểu của thí sinh.

Mỗi tiêu chí sẽ nhận được số điểm từ 0 – 9 và cộng lại với nhau. Sau đó, giám khảo lấy trung bình tổng sẽ ra được số điểm cuối cùng của bài thi IELTS Speaking.

Ai là người chấm Speaking IELTS?

Để trở thành một giám khảo của kỳ IELTS, và đủ điều kiện để được công nhận chấm thi IELTS Speaking đạt chuẩn, các giám khảo phải được đào tạo chuyên môn và đạt các chứng chỉ nhất định, bao gồm:

Bằng cử nhân trong một ngành liên quan

Chứng chỉ dạy ngôn ngữ tiếng Anh được công nhận: TESOL/TEFL/…

Ít nhất 3 năm kinh nghiệm đi làm toàn thời gian (hoặc bán thời gian nhưng có thời gian làm việc tương tự) dạy tiếng Anh, với phần lớn thời gian dạy cho người lớn.

Những yêu cầu nghiêm ngặt này không dừng lại ở đó, muốn trở thành giám khảo của kỳ IELTS quốc tế sẽ còn phải trải qua quá trình đào tạo theo tiêu chuẩn. Các buổi đào tạo này sẽ được một chuyên gia đào tạo giám khảo IELTS giàu kinh nghiệm hướng dẫn, đánh giá các cá nhân dựa trên khả năng chấm điểm IELTS Speaking chuẩn xác, dựa trên những quy tắc chấm điểm cụ thể.

Khi một giám khảo của kỳ thi IELTS đã được chứng nhận, họ sẽ được theo dõi thường xuyên để đảm bảo tính nhất quán và sự chính xác trong việc chấm điểm phần thi IELTS Speaking. Cứ mỗi hai năm, các giám khảo cần làm mới chứng chỉ chấm thi của mình.

Các giám khảo của kỳ thi IELTS giữ tiêu chuẩn rất cao trong việc bảo đảm tính công bằng của các bài thi, cũng như giữ tính bảo mật và an toàn trong mọi khía cạnh của kỳ thi IELTS, cho dù đó là trong ngày thi hoặc trong lúc chấm điểm.

Tiêu chí Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác ngữ pháp)

Band 4: Đưa ra các câu cơ bản và một số câu đơn giản đúng nhưng cấu trúc phụ rất hiếm, lỗi thường xuyên xảy ra và có thể dẫn đến hiểu lầm.

Band 5: Tạo ra các dạng câu cơ bản với độ chính xác hợp lý, sử dụng đa dạng các cấu trúc phức tạp hơn, nhưng những cấu trúc này thường chứa lỗi và có thể gây khó hiểu.

Band 6: Có sự phối hợp luân chuyển giữa câu đơn bản và câu phức nhưng chưa linh hoạt, mắc lỗi sai thường gặp với câu phức, đôi lúc gây khó hiểu khi trình bày ý.

Band 7: Sử dụng nhiều cấu trúc phức tạp với độ linh hoạt, thường xuyên tạo ra những câu không có lỗi, mặc dù một số lỗi ngữ pháp vẫn tồn tại.

Band 8: Khả năng linh hoạt dùng nhiều cấu trúc, các câu hầu như không có lỗi sai, chỉ có một vài lỗi không phù hợp hoặc không mang tính hệ thống.

Band 9: Sử dụng đầy đủ các cấu trúc một cách tự nhiên và thích hợp, tạo ra các cấu trúc chính xác nhất quán, ngoại trừ những sai sót nhỏ đặc trưng của người nói bản địa.

Một số gợi ý để hoàn thiện tiêu chí Grammatical Range and Accuracy và nâng band điểm:

Một số gợi ý để hoàn thiện tiêu chí Grammatical Range and Accuracy và nâng band điểm

Bước đầu, bạn nên tập trung vào những cấu trúc như câu mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, liên từ, câu phức miêu tả lý do, câu phức mệnh đề chỉ sự tương phản, nhượng bộ. Sau khi đã thuần thục và vững vàng, bạn có thể chuyển qua ôn luyện những cấu trúc phức tạp như câu ghép phức, câu đảo ngữ,…

Một trong những yếu tố cơ bản về ngữ pháp là dùng thì và chia động từ, bạn nên ôn luyện kỹ để tránh lỗi sai. Trong bài thi, có thể kết hợp linh hoạt các thì quá khứ, hiện tại, tương lai để làm phong phú bài nói và thể hiện khả năng kể chuyện hấp dẫn của mình.