“Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --

Ưu điểm của Điêu Khắc Điển Thảo

• Điêu Khắc Điển Thảo đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm tượng Phật Bổn Sư chất lượng cao và ý nghĩa sâu sắc.

• Điêu Khắc Điển Thảo mang đến những tượng Phật Bổn Sư tinh xảo và chất lượng cao.

• Việc thỉnh tượng tại Điêu Khắc Điển Thảo giúp bạn tạo ra một không gian tĩnh tại và truyền cảm hứng cho cuộc sống tâm linh của bạn.

• Cam kết mang đến sự tận tâm và chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng.

Nếu quý Phật tử đang muốn thỉnh tượng Phật Bổn Sư đẹp mắt và ý nghĩa, hãy đến với Điêu Khắc Điển Thảo. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những tác phẩm tượng Phật tuyệt đẹp, tạo ra một không gian tĩnh lặng và truyền cảm hứng cho cuộc sống của bạn.

Địa chỉ: 11/3 Tổ 4, Ấp 2, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

Hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngày 3 tháng 8 năm 2024, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã chính thức công bố ra mắt thành lập Tổ chức Nghiên cứu Phật học (Buddhist studies Group).

Ngày 3 tháng 8 năm 2024, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã chính thức công bố ra mắt thành lập Tổ chức Nghiên cứu Phật học (Buddhist studies Group). Là một sáng kiến nghiên cứu liên ngành bao gồm các giảng viên và sinh viên của Khoa Nghệ thuật và Khoa học Xã hội thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Tổ chức Nghiên cứu Phật học nhằm mục đích phục vụ như một diễn đàn mở cho các học giả và công chúng tham gia vào việc hợp tác khám phá học thuật về Phật giáo.

Nghiên cứu viên Phước Hải Thiền tự (Foo Hai Ch'an Monastery, 福海禪寺) về Nghiên cứu Phật học, Phó Giáo sư Lịch sử tại Đại học Quốc gia Singapore, nhà sử học tôn giáo chuyên nghiên cứu về Phật giáo và tôn giáo Trung Quốc ở Đông Nam Á, Giáo sư Tiến sỹ Tạ Minh Đạt (謝明達, Jack Meng-Tat Chia) cho biết: “Các đồng nghiệp của tôi và bản thân tôi rất nhiệt tình về tương lai của tổ chức Nghiên cứu Phật học tại National University of Singapore (NUS) và chúng tôi cam kết xây dựng tổ chức này như một trung tâm nghiên cứu học thuật và gắn kết cộng đồng”. Thành viên Nghiên cứu Phật học Phước Hải Thiền tự và là Chủ tịch mới nhậm chức của Tổ chức Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ với Buddhistdoor Global.

Giáo sư Tiến sỹ Tạ Minh Đạt nói thêm: “Mặc dù chúng tôi chưa đạt được thành công lâu dài như các trung tâm và Tổ chức Nghiên cứu Phật học ở Châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi hy vọng có thể học hỏi kinh nghiệm của họ, và noi gương những thành tựu của họ.

Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể, xây dựng chính phủ nghị viện nhất viện theo Hệ thống Westminster theo hình mẫu của Vương quốc Anh, Singapore có vị trí đặc biệt với vai trò bắt nhịp cầu nối giữa học thuật Nghiên cứu Phật giáo phương Đông và phương Tây, chúng tôi mong muốn thúc đẩy cuộc giao lưu đối thoại quan trọng này. Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của các đạo hữu trong nỗ lực đầy ý nghĩa này”.

Trong những năm gần đây, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã nhận được một khoảng đóng góp đáng kể, góp phần thiết lập Chương trình Học bổng, Giáo sư thỉnh giảng, học bổng hậu đại học, thường niên có hàng loạt bài giảng nổi bật và chuỗi hội thảo về Nghiên cứu Phật học.

Giáo sư Tiến sỹ Tạ Minh Đạt lưu ý: “Những đóng góp này đã nâng cao đáng kể nền học thuật cũng như khuyến khích hoạt động nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực này ở Singapore”.

Trùng hợp với sự ra mắt của Tổ chức Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học NUS, Khoa Nghệ thuật và Khoa học Xã hội và Temenggong Artists-In-Residence, một công ty nghệ thuật phi lợi nhuận, tổ chức các chương trình lưu trú nghệ thuật và tham gia vào các hoạt động trao đổi đa văn hóa mạnh mẽ ở Singapore, tìm cách truyền cảm hứng cho nghiệ thuật, di sản và đánh giá cao văn hóa, đã đồng tổ chức lễ khai mạc cho một cuộc triển lãm mới về Nghệ thuật Phật giáo cổ đại tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

Trong số các tác phẩm được trưng bày, có một pho tượng Phật này có niên đại rơi vào khoảng thế kỷ 1-3, thời kỳ  Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan, các bức tranh thangka từ Tây Tạng, đồng tiền hình Phật cổ đại và các hiện vật khác từ các quốc gia Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Thái Lan và các nơi khác.

Giáo sư Tiến sỹ Tạ Minh Đạt nhận xét: “Vào năm 2022, Khoa Nghệ thuật và Khoa học Xã hội thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Temenggong Artists-In-Residence, một công ty nghệ thuật phi lợi nhuận, nhằm thúc đẩy các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu chung trong các lĩnh vực nghệ thuật, di sản và văn hoá.

Sự hợp tác này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quan trọng giữa Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và các tổ chức văn hoá địa phương. Triển lãm nhiều Diện mạo của Đức Phật, giới thiệu nghiên cứu do các sinh viên Đại học Quốc gia Singapore (NUS) thực hiện trong khoá học ‘Phật giáo trong Lịch sử Thế giới’ (Buddhism in World History) vào học  kỳ trước của tôi là là sản phẩm của sự hợp tác đầy đủ ý nghĩa này”.

Phát biểu với tư cách là khách mời danh dự của dịp này, cựu  Bộ trưởng cho Giao thông Vận tải Singapore, Chủ tịch Chủ tịch SPH Media Trust - tổ chức truyền thông phi lợi nhuận của Singapore (SPH), Ông Hứa Văn Viễn (許文遠, Khaw Boon Wan) nhận xét, bản chất đa diện của Phật giáo đóng vai trò như một lời nhắc nhở tôn trọng văn hóa, truyền thống và nền tảng lịch sử của người khác, từ đó tại thành nền tảng cho sự tin tưởng lẫn nhau, hài hoà, chung sống hoà bình.

Trích dẫn một ví dụ về sự du nhập của Phật giáo vào Trung Hoa, nơi Nho giáo và Đạo giáo đã tồn tại, Ông Hứa Văn Viễn giải thích rằng, trong khi Phật giáo có thể bị coi là một tín ngưỡng du nhập, thì nhân dân Trung Hoa đã tích hợp tam giáo Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo vào một hệ thống thống nhất, tiếp thu những giáo lý cốt lõi của họ vào văn hoá bản địa và lối sống của họ.

Giáo sư Tiến sỹ Tạ Minh Đạt nói thêm: “Tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), chúng tôi đánh giá sâu sắc mối quan hệ hợp tác với Temenggong Artists-In-Residence, một công ty nghệ thuật phi lợi nhuận, tôi rất vui mừng và vinh dự được tổ chức triễn lãm này. . . nhằm đánh dấu sự ra mắt của Tổ chức Nghiên cứu Phật học. . . Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ thích thú với cuộc triễn lãm và nó sẽ truyền cảm hứng cho những cuộc đối thoại, đối thoại sâu sắc hơn trong việc Nghiên cứu Phật học cũng như những động thái đa dạng của Phật giáo trên khắp thế giới”.

Hiện dân số Singapore sắp xỉ 6 triệu người, trong đó gần 2 triệu người sinh ra ở nước ngoài. Singapore là quốc gia của người nhập cư, thành phần dân tộc đa dạng nhưng các dân tộc gốc Á vẫn chiếm ưu thế, 75% người gốc Hoa, sau đó thiểu số hơn là người Mã Lai, người Ấn Độ, Âu Mỹ.

Theo dữ liệu điều tra dân số năm 2020, hơn 31% người Singapore nhận mình là phật tử, Cơ đốc giáo chiếm 18,9%, Hồi giáo 15,6%, Đạo giáo và các tôn giáo khác của Trung Quốc 8,8%, Ấn Độ giáo 5%, đạo Sikh và các tôn giáo khác 0,6%. Khoảng 20% người Singapore không theo tôn giáo nào.