Hiện nay, việc xin cấp hộ chiếu tại Thái Nguyên đã được chuyển qua thực hiện bằng online. Đương đơn cần truy cập vào các trang web Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước, như Cổng Dịch vụ công Bộ Công An để tiến hành làm hộ chiếu.
- Trung cấp trở lên - Có điện thoại Hoặc máy tính khi làm - Cận thận, tỉ mỉ, Có trách nhiệm- Phù hợp với các bạn: Giáo viên, Văn phòng, Phụ nữ nội trợ
Việc làm hộ chiếu ở Thái Nguyên ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu đi chuyển đi lại giữa các nước của người dân tăng cao. Để tiết kiệm thời gian và tránh sai sót, việc hiểu rõ thủ tục và quy trình làm hộ chiếu là rất quan trọng. Trong bài chia sẻ sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách làm hộ chiếu ở Thái Nguyên. Hãy cùng theo dõi để có thêm thông tin nhé!
Trường hợp cấp hộ chiếu phổ thông từ lần thứ hai
Để lại số điện thoại, chuyên gia tư vấn 1:1
Mua nhà ở Mỹ có khó không? Các quy định pháp lý cần nắm khi muốn mua nhà ở Mỹ
Grocery Store cần Full-time Cashier tuổi 25-35 biết computer work 6 days/week. Will train, foreign student Ok. Apply 13901 Seaboard,…
Chị Wendy Poole giữ một chân trợ lý cho bà Cindy McCain, phu nhân của thượng nghị sĩ John McCain, với công việc ngập đầu trong khi chồng chị là Dave Boice điều hành một lúc 2 công ty nên cả hai đều không thể làm hàng tá công việc nhà trong ngôi biệt thự 4 phòng ngủ, 2 phòng làm việc và sân vườn rất rộng. Một buổi sáng thứ sáu, trong khi Poole đang trang điểm chuẩn bị đi làm thì Yolada và Argelio Garcia -chủ doanh nghiệp A+ Cleaner - đến hốt rác, lau chùi và quét dọn. Bên ngoài nhân viên của hãng DoodyCalls dọn vệ sinh sân sau, trong khi chó Deshka của gia đình đã được nhân viên của Aussie Pet Mobile dẫn đi dạo trước đó. Nếu cả hai cùng đi chơi xa, sẽ có người đến giữ nhà suốt đêm và trông chừng chó Deshka và mèo Beacon. Mỗi tuần 2 nhóm nhân công của A-1 Lawn Care Service đến cắt cỏ và của Summit Horticulture Service đến chăm sóc cây và hoa. Khi cần thiết họ có thể nhờ đầu bếp Stacey Leggat nấu những món ăn cho riêng gia đình mình. Poole lập luận rằng họ không để mất thời giờ dành cho việc kiếm tiền. Họ muốn làm những việc mà họ thích hơn là loay hoay với công việc nhà. Chị Poole năm nay 39 tuổi nói rằng thời đại của cha mình - mỗi khi đi làm về còn phải lo toan công việc gia đình đến khuya, nay đã qua.
Giảng viên quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh doanh Virginia Darden’s School Gregory B. Fairchild cho rằng các loại hình dịch vụ giúp cho công việc của gia đình Poole-Boice chạy đều như trên đang phát triển khắp nước Mỹ và đặc biệt là tại khu vực gần thủ đô Washington. Những công việc nhà này đang được nhiều lao động cả nam lẫn nữ có tay nghề cao đồng thời chịu mất nhiều thời gian làm việc phục vụ. Theo số liệu điều tra của Economic Census, tổng thu nhập trong dịch vụ chăm sóc cảnh quan tại gia đình trên toàn nước Mỹ đã tăng từ 3,3 tỉ USD hồi năm 1998 lên đến 4,8 tỉ USD vào năm 2002 và riêng khu vực Washington-Baltimore tăng từ 65 triệu USD lên 97 triệu USD trong cùng thời gian này. Dịch vụ chăm sóc vật nuôi, kể cả dắt chó đi dạo đã tăng từ 494,3 triệu USD năm 1998 lên 761,8 triệu USD năm 2002 và khu vực Washington-Baltimore trong cùng kỳ đã tăng từ 13,8 triệu USD lên 22,7 triệu USD. Ông Fairchild nhận định rằng khuynh hướng chung hiện nay là người lao động làm dịch vụ trong gia đình nói trên tự đứng ra lập doanh nghiệp cho mình do việc thành lập và điều hành doanh nghiệp không phức tạp và tốn kém lắm. Ông cho rằng thông thường đây là những người trong nghề, quen việc, biết khuynh hướng và yêu cầu của khách hàng. Thí dụ như một đầu bếp thấy không thích hợp với công việc kéo dài ở nhà hàng nên muốn làm đầu bếp cho những gia đình có yêu cầu; một bà mẹ tận dụng thời gian rảnh để giúp các gia đình khác dọn vệ sinh; một thủ thư thành thạo việc sắp xếp và lưu trữ hồ sơ trở thành người tổ chức công việc cá nhân cho người khác và còn nhiều công việc khác như cắt cỏ, chăm sóc vườn, cây cảnh.
Riêng ông Fairchild cũng phải thuê bà Elaine Kraus làm người tổ chức công việc riêng cho mình. Bà Kraus có bằng cấp về thư viện, trước đây có sở làm nhưng thấy giờ làm việc không phù hợp từ khi có con nhỏ nên đã nghỉ việc. Ông Fairchild cho rằng bà Kraus vừa là người cố vấn, người thiết kế nội thất, sắp xếp công việc gia đình đồng thời là người tin cẩn. Ông nói: “Vợ chồng chúng tôi có 3 người con và 2 công việc, bà Kraus giúp chúng tôi tổ chức bếp ăn, sắp xếp giấy tờ, giúp sửa chữa đồ chơi cho con cái chúng tôi”. Ông cho rằng dịch vụ mà bà Kraus đang làm là một điển hình cho thấy việc trích ra một phần thu nhập của mình có thể kiếm được một người giúp việc đầy thiện chí và sáng tạo.
Rao vặt online người Việt tại Hoa Kỳ.Đăng tin dễ dàng, tìm tin nhanh chóng.
This section is under development.
Hồi mới sang thì ở nhà một thời gian vì con nhỏ. Sau đó xin vào làm một hãng nhựa của Rubbermaid, chuyên sản xuất những đồ đựng bằng nhựa. Công việc làm theo dây chuyền này hình như chẳng phải suy nghĩ gì, cứ hàng ra thì lượm, gắn chúng lại với nhau rồi gắn lables, đóng vô thùng, chuyển lên dây chuyền cho chạy vào xưởng. Chỉ đơn giản thế thôi. Vì đơn giản nên tiền lương cũng rất giản đơn. Hai vợ chồng cùng làm một hãng nhưng khác ngày nên những ngày vợ làm thì chồng nghỉ để chăm con.
Với tôi, công việc này so với những ngày một nắng hai sương ở ngoài Trung thì chẳng là gì cả. Ở hãng nhựa này, phần lớn lao động là dân Châu Á và Mexico. Đến từ những quốc gia nghèo khó nên ai cũng... ngoan và lao động chăm chỉ. Trong hãng có một vài người Việt nên cũng có người để tâm tình, cũng vơi đi nỗi nhớ nhà.
Làm hãng nhựa một thời gian, nghe chị bạn nói là hãng làm đồ part cho xe tải tuyển người và trả giá rất cao, thế là tôi hỏi địa chỉ và tự đến xin việc. Cũng vì cái tội ham làm để có tiền gửi cho gia đình hai bên nên nghe nói trả giá cao là nhảy vào chứ không suy nghĩ gì nhiều. Vào hãng làm mới biết là công việc này không dành cho phụ nữ. Cả hãng có đến 150 công nhân, mà chỉ có 7 công nhân nữ. Công việc là cho những miếng nhựa (một loại nhựa đặc biệt) vào những cái khuôn rất lớn để đúc những bộ phận bằng nhựa của xe tải, ca nô. Những chiếc khuôn này, có nhiều chiếc to như những ngôi nhà, và cực kì nóng. Khi khuôn được máy nhấc lên, hơi nóng bốc quật vào mặt, vậy mà cũng phải lao vào đem bộ phận đã đúc ra, rồi bỏ nhựa mới vào để đúc cái mới vì nếu không alarm sẽ kêu và sếp sẽ rầy. Chủ nghĩa tư bản mà, làm việc là phải có năng suất. Tụi sếp nó đi lại và kiểm tra sản phẩm, kiểm tra số lượng. Nếu máy hư thì mình phải viết xuống thời gian máy nghỉ, nếu không sẽ bị phàn nàn sao không làm đủ số.
Cũng may là nữ nên tôi chỉ được phân công những máy nhỏ, những part nhỏ nên không phải khiêng nặng lắm. Nhưng tính chất công việc thì không an nhàn chút nào. Khi lấy part ra khỏi khuôn, mình chờ cho nguội một chút (khoảng thời gian này là thời gian mình bỏ nhựa vào để đúc cái mới), rồi dùng dao gọt sơ qua, sau đó dùng mài để mài cho đến khi nhẵn nhụi, bóng loáng... Có khi mài chưa xong thì cái mới đã sẵn sàng. Mùi nồng của nhựa, hơi nóng và bụi làm cho áo quần lấm lem. Bởi vậy, dù mùa hè nóng như lửa đốt, khuôn đúc nóng, hãng không có máy lạnh (bởi chẳng có máy lạnh nào chịu nỗi cái nóng của khuôn), ai làm trong này cũng phải mặc một lớp áo giấy phủ bên ngoài và mang khẩu trang kín mít để không phải hít bụi nhựa.
Cho đến giờ phút này, chồng tôi chỉ biết là thời gian đó tôi làm hãng này rất vất vả, nhưng có lẽ anh cũng không mường tượng cái vất vả đến mức đó.
Lí do tôi không bỏ hãng này dù vất vả, không phải chỉ vì lương cao, mà còn vì bảo hiểm sức khỏe của hãng này rất tuyệt vời. Mỗi tháng, công nhân chỉ trích ra có 16 đô, còn bao nhiêu hãng trả cho hết. Con gái tôi thì nay đi bệnh viện, mai đi bác sĩ nhưng hai vợ chồng chẳng phải trả tiền túi đồng nào. Vì là hãng lớn nên tất cả các quyền lợi đều cao chứ không riêng gì bảo hiểm. Cuối năm hãng cho công nhân nghỉ cả hai mươi ngày và trả lương đầy đủ. Mỗi khi công nhân bị cho nghỉ việc vì ít hàng, hãng vẫn trả bảo hiểm đến một năm sau, mỗi tháng mình chỉ đóng tượng trưng 16 đô.
Thời gian làm ở hãng này thì tôi chủ yếu làm việc với người Mỹ và một số ít người châu Á (phần lớn người Lào) và một vài người Việt nam. Đây là thời gian tôi học nói và nghe tiếng Anh. Vốn từ vựng thì không nghèo, vì đã học ở Việt Nam, chỉ là không được nói nhiều vì học ở Việt Nam thời đó chủ yếu là đọc và viết. Bấy giờ mới có cơ hội để thực tập.
Làm bạn với một số người Lào, tôi thấy họ rất dễ thương. Họ rất giữ uy tín và trung thực. Nói thiệt, thời gian tôi làm việc ở đây, tôi tin tưởng họ hơn là những người Việt làm chung. Là phụ nữ làm công việc nặng, có nhiều lúc mấy anh bạn Lào lùn dễ thương đỡ đần công việc cho tôi rất nhiều. Điều này làm cho người Việt làm chung tưởng là tôi cặp bồ với mấy anh này!
Với những người Mỹ làm ở hãng này thì khác. Họ đối xử với tôi cũng như những công nhân khác. Tuy nhiên, hễ tôi cần giúp thì họ sẵn sàng giúp. Tôi nhỏ con nhưng được cái là siêng năng và nhanh tay nên rất được lòng sếp. Vì vậy mà hễ yêu cầu gì của tôi, dù có hơi khó chấp nhận, sếp cũng mỉm cười cho qua trạm.
Vào làm việc nơi đây tôi mới nhận ra một điều: thì ra người Mỹ cũng làm biếng học hành ghê. Có mấy vị viết sai chính tả đến nỗi một đứa Á Châu với vốn tiếng Anh ít ỏi như tôi cũng nhận ra. Vì khi tôi mới qua đây, cứ tưởng người Mỹ siêng học hành, thông minh, đỗ đạc và không phải đi làm những công việc tay chân như những người tị nạn.
Thời gian làm việc ở hãng đồ part cho xe tải giúp tôi chiêm nghiệm được một điều: rõ ràng là chuyện kì thị vẫn tồn tại vì tôi có thể nhận ra trong ánh mắt của họ, nhưng họ không làm cho mình cảm thấy thấp hèn, họ chỉ làm cho mình cảm thấy là mình "khác" người ta mà thôi. Kế nữa là tuy rằng làm việc có trên có dưới, có sếp có lính, nhưng tuyệt đối không có chuyện nịnh bợ và đút lót như ở Việt Nam. Làm hết giờ thì ra về, hết tuần thì lãnh lương, chuyện ai nấy làm, mình làm tốt thì không bao giờ bị khiển trách. Lễ lộc, năm mới, sếp và lính chỉ nói với nhau "Happy New Year", "Merry Christmas" là xong. Chẳng phải quà cáp hay nịnh bợ gì. Điều này là điều tôi rất thích.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,