Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Quan sát bức tranh ngôn ngữ học hiện đại, có thể thấy có khá nhiều đường hướng nghiên cứu khác nhau và mỗi đường hướng như vậy, tùy theo cơ sở triết học, lại có những cách hình dung về bản thể của đối tượng cũng hết sức khác nhau. Có thể nói, lịch sử ngôn ngữ học là lịch sử của các trường phái và tương ứng với chúng là cả một hệ phương pháp, hệ thủ pháp rất đa dạng, bên cạnh một số thủ pháp phổ biến chung cho mọi khoa học. Đặc điểm này không chỉ riêng của ngôn ngữ học. Có điều tính phủ định về mặt lí thuyết trong lĩnh vực này diễn ra với tốc độ quá nhanh. Và rõ ràng, muốn có được một cái nhìn tổng quát về một số phương diện hữu quan như cơ sở triết học, sự phát triển, tính kế thừa, những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung, quả không đơn giản, ngay đối với những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm.
Nội dung cuốn sách gồm hai phần có 16 chương sau:
+ Chương 1. Phương pháp luận và phương pháp luận ngôn ngữ học
+ Chương 2. Phương pháp luận của trường phái Geneva
+ Chương 3. Phương pháp luận của trường phái Prague
+ Chương 4. Phương pháp luận của trường phái Copenhagen
+ Chương 5. Phương pháp luận của trường phái cấu trúc luận Mĩ
+ Chương 6. Phương pháp luận của trường phái London
+ Chương 7. Phương pháp luận của ngôn ngữ tạo sinh
+ Chương 8. Phương pháp luận của ngôn ngữ tri nhận
+ Chương 9. Phương pháp luận của ngôn ngữ nhân chủng
+ Chương 10. Phương pháp, thủ pháp và phương tiện miêu tả
+ Chương 11. Phương pháp giải thích bên ngoài
+ Chương 12. Phương pháp giải tích bên trong
+ Chương 13. Các phương pháp logic học, toán học, ngôn ngữ học tâm lí
+ Chương 14. Phương pháp so sánh - lịch sử
+ Chương 15. Phương pháp lịch sử - so sánh
+ Chương 16. Phương pháp đối chiếu.
Nguyễn Thiện Giáp. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2015.
Bộ sưu tập số Lĩnh vực Giáo dục
Quý I/2024, xuất khẩu toàn ngành da giày đã đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Về thị trường xuất khẩu, 5 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, Da giày là ngành tận dụng tốt các FTA, nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định EVFTA, CPTPP.
Hiệp hội Da - Giày - Túi xách (Lefaso) dự báo, năm 20204 xuất khẩu ngành da giày sẽ gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, xác định giày dép là ngành xuất khẩu chủ lực của quốc gia với sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, duy trì vị trí thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc, với 1,276 tỷ đôi/năm, chiếm 7,3% thị phần).
Mục tiêu của ngành da giày đến năm 2030 là tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách đạt 38 - 40 tỷ USD. Đến năm 2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu tầm khu vực và thế giới.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất da giày tại Việt Nam đang không ngừng nỗ lực học hỏi, áp dụng các phương pháp "xanh" vào quy trình sản xuất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao vị thế của ngành da giày Việt trên thị trường quốc tế.
Để phát triển bền vững, giữ được các đơn hàng và thị trường, doanh nghiệp cần tái cơ cấu sản xuất gắn với tiết giảm chi phí kinh doanh; đồng thời nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu, ứng dụng nguyên liệu mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới tập trung sản xuất phù hợp với nhu cầu, xu hướng thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà nhập khẩu.
Lãnh đạo Hiệp hội Giày da, túi xách tỉnh Bình Dương chia sẻ, giày dép là ngành được đánh giá gây ra phát thải lớn trong quá trình sản xuất, EU lại là thị trường xuất khẩu rất lớn đang áp dụng nhiều biện pháp sản xuất xanh. Do vậy, trong giai đoạn tới, doanh nghiệp trong lĩnh vực phải thay đổi để đáp ứng các quy định mới của EU.
Với việc "xanh hóa", ngành da giày đang từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí cho sản xuất, hướng đến phát triển bền vững. Đây cũng là lợi thế giúp da giày Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu