(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn Công ty TNHH Vĩnh Thắng về trị giá và thuế suất XK mặt hàng gỗ sưa.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu cần những gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC).
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC;
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
- Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
- Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
+ Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
+ Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ nêu trên nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Một đặc thù của nền kinh tế hiện nay, kể cả Việt Nam là hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất mạnh mẽ. Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016) thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Một trường hợp khá phổ biến là hoạt động cung cấp dịch vụ vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì mức thuế suất 0% chỉ được áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam. Riêng trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng.
Ví dụ công ty thiết kế phần mềm A tại Việt Nam ký hợp đồng với một công ty B tại Việt Nam với nội dung thiết kế một phần mềm quản lý nhân sự cho công ty con C tại Singapore của công ty B. Dịch vụ này có những hoạt động được thực hiện tại Việt Nam và Singapore thì hoạt động nào thực hiện tại Singapore thì giá trị phần dịch vụ này được áp dụng mức thuế 0%, hoạt động nào thực hiện tại Việt Nam thì vẫn thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng như bình thường.
Trường hợp trong hợp đồng mà hai bên ký kết không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Giả sử công ty A và B ký kết hợp đồng thiết kế nêu trên với tổng trị giá là 300 triệu đồng nhưng không xác định rõ bao nhiêu phần trong doanh thu đó được thực hiện tại Việt Nam hay tại Singapore. Công ty A tính toán và liệt kê được chi phí được bỏ ra để thực hiện dịch vụ tại Việt Nam là 150 triệu đồng và tại Singapore là 120 triệu đồng thì cách tính như sau:
Doanh thu với phần dịch vụ tại Việt Nam:
300 triệu đồng × (150 triệu đồng ÷ (150 triệu đồng + 120 triệu đồng) = 166,666 triệu đồng
Vậy doanh thu với phần dịch vụ thực hiện tại Singapore là:
300 triệu – 166,666 triệu = 133,334 triệu
Phần doanh thu 133,334 triệu tại Singapore sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.
Người nộp thuế phải có tài liệu chứng minh việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tại nước ngoài. Các loại tài liệu này có thể là hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài để phục vụ công việc cung ứng dịch vụ.
Các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0%:
Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn pháp luật thuế, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết nhất!
Quy định chung về hồ sơ hải quan
Căn cứ Điều 24 Luật Hải quan 2014 quy định hồ sơ hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan. Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu cần những gì? (Hình từ internet)