Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông).
Bỏ túi kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen với những cách di chuyển lên điện Bà
Núi Bà Đen được cải tạo thành khu du lịch tiêu chuẩn quốc tế ở Tây Ninh với hệ thống cáp treo hiện đại được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2020, có 2 tuyến cáp treo tại núi Bà Đen là tuyến cáp treo Chùa Hang để tham quan chùa Bà và tuyến cáp treo Vân Sơn để lên thẳng đỉnh núi.
Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen từ MIA.vn, đi cáp treo không những giúp bạn rút ngắn thời gian di chuyển, mà còn cho mọi người thoả mong muốn được đặt chân lên ”nóc nhà Đông Nam Bộ”.
Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen của nhiều bạn trẻ, họ chọn cách trekking đường bộ để vừa muốn thử thách bản thân để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có thể viếng thăm các ngôi chùa tại Núi Bà từ chân núi đế ngọn núi một cách trọn vẹn.
Núi Bà Đen cũng là cung đường trekking lý tưởng cho những bạn trẻ đam mê bộ môn leo núi với 7 cung đường leo núi theo độ khó tăng dần, lần lượt là: Đường chùa - Đường cột điện - Đường ống nước - Đường Ma Thiên Lãnh - Đường núi Phụng - Đường Hồ Chí Minh - Đường đá trắng.
Núi Bà Đen là điểm du lịch về tâm linh đặc biệt, ngoài việc đi lễ chùa bạn cần nên chú ý một số điều cấm kị sau đây trong kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen để có chuyến hành hương trọn vẹn ý nghĩa.
+ Trên đường đi hành hương hoặc leo núi tại Chùa Bà, bạn không nên than mệt. Theo quan niệm của nhiều người, nếu như than mệt thì đồng nghĩa với việc bạn không thành tâm đi lễ chùa. Vì thế, những tâm nguyện hay lời cầu khấn của bạn sẽ không được thần linh chứng giám.
+ Khi đến hành hương tại núi Bà Đen, theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen của những người mộ đạo bạn nên tham quan và chiêm bái lần lượt theo trình từ vị trí thấp lên cao hơn.
+ Không tự ý lấy bất cứ đồ đạc nào của chùa về nhà, trừ khi là lộc được nhà chùa phát.
+ Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen của nhiều người, bạn nên vào chùa từ cửa bên, không đi cửa chính giữa. Cổng giữa chỉ dành cho bậc cao tăng, khoa bảng đi vào những dịp quan trọng.
+ Vào điện thờ, bạn tuyệt đối không nhìn trực tiếp vào tượng thờ, không ngó ngang ngó dọc trước điện Tam bảo, không để trẻ con chạy nhảy, đùa giỡn trước nơi thờ tự, làm như thế sẽ phạm tội bất kính.
+ Một kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen cuối cùng mà chắc hẳn ai cũng biết đó chính là không được mặc quần áo hở hang, phản cảm khi viếng chùa và hạn chế quay phim, chụp hình tại điện thờ.
Với những điều về kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen mà cẩm nang du lịch của MIA.vn vừa chia sẻ, chúc các bạn có một chuyến du lịch, hành hương đầy ý nghĩa nhé!
Trong tín ngưỡng Đạo giáo xưa kia của người Hoa, Bà Thiên Hậu hay còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu – là một nữ thần có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của họ.
Khoảng đầu thế kỷ 17, nhiều người Hoa không thể chịu đựng cảnh binh biến nên đã giong buồm xuôi về phương Nam mà tị nạn. Trên chuyến hải trình đấy, họ vẫn luôn mang theo bên mình những phong tục tập quán, những điển tích dân gian được lưu truyền qua bao thế hệ như cách để luôn nhớ về cố hương. Trong số đó, có cả tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
Đến xứ Đàng Trong, họ được Chúa Nguyễn Phúc Tần khoan hồng và thu nhận làm con dân. Từ đây, Hiền Vương cho phép họ đi khẩn hoang vùng đất phía Đông để sinh sống và lập nghiệp.
Nhờ lối sống "phi thương bất phú" của người Hoa mà hoạt động giao thương tại vùng đất này ngày đêm tấp nập tàu bè thương lái đến buôn bán.
Khi đời sống vật chất đã đủ đầy, các cư dân nơi đây dần chú trọng nhiều hơn vào tín ngưỡng tâm linh. Họ cho xây dựng nhiều chùa chiền, am miễu để tạ ơn các vị thần đã chở che. Lẽ dĩ nhiên, không thể thiếu những ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1865-1875 của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell.
Mãi cho đến hôm nay, tại các khu vực có người Hoa sinh sống tập trung trên khắp Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và một phần nhỏ duyên hải miền Trung, người ta vẫn còn thấy bóng dáng của các ngôi chùa Bà Thiên Hậu sừng sững uy nghiêm, nghi ngút khói hương, mang những lời nguyện cầu đi vào cõi hư không.
Ở TP.HCM, tại khu vực Chợ Lớn – nơi lưu giữ dấu ấn di sản của người Hoa Minh Hương xưa kia – cũng có một ngôi chùa Bà Thiên Hậu, giờ đây là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua của biết bao du khách khi đến thăm thành phố mang tên Bác.
Chùa Bà Thiên Hậu ở Quận 5, TP.HCM.
Thiên Hậu Thánh Mẫu trong tín ngưỡng của người Hoa
Trong tín ngưỡng Đạo giáo – một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc cực kỳ phổ biến và có sức ảnh hưởng trong dân gian – thường hay nhắc đến các vị tiên, thần.
Dưới góc nhìn tâm linh, người Hoa xem các thế lực siêu nhiên này là đấng tối cao "cứu nhân độ thế" và việc thờ cúng những vị tiên, thần là cách thể hiện sự kính trọng với họ. Bởi vậy, chúng ta thường thấy họ thờ Quan Công, Thần Tài, Thổ Địa… và đặc biệt hơn cả là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Thuở xưa, vì chú trọng thương nghiệp, những thương nhân người Hoa lênh đênh trên biển cả để mang hàng hóa đến các quốc gia khác buôn bán, trao đổi. Vì lẽ đó, họ gửi gắm niềm tin và cầu nguyện ơn lành đến Thiên Hậu Thánh Mẫu – người mà họ xem là thần biển, thường hiển linh trợ giúp kịp thời khi tàu thuyền gặp sóng to gió lớn.
Tượng thờ Bà Thiên Hậu ở chánh điện chùa.
Với họ, bà là một vị thần theo lệnh trời phò tá cho muôn dân. Và cũng chính vì điều đó mà qua các triều đại phong kiến Trung Quốc, bà luôn được truy phong của triều đình.
Thiên Hậu Thánh Mẫu là một nhân vật có thật trong lịch sử
Theo nghiên cứu của học giả Vương Hồng Sển, Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn có tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ngày 23/3/1044 (tính theo âm lịch), quê tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Bà được mẹ mang thai đến 14 tháng mới sinh, khiến những người dân khác trên đảo đều bàn tán.
Tuy nhiên, kỳ lạ hơn là sau khi ra đời ít lâu, những năm tháng tuổi còn nhỏ, Lâm Mặc Nương liền bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình ở lĩnh vực thiên văn. Bà thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ ngư dân trong vùng.
Về sau, có rất nhiều giai thoại huyền sử kể về khả năng đặc biệt này của bà nhưng thường được người dân truyền tai nhau nhất chính là chuyện về việc bà cứu giúp cha và các anh của mình trong một lần đi biển. Theo đó, chiếc thuyền chở cha và các anh của bà đi bán muối ở tỉnh Giang Tây đã bất ngờ gặp nạn trên biển.
Đêm hôm xảy ra chuyện chẳng lành, bà nằm mộng và xuất hồn đến cứu cha và các anh. Tuy nhiên, vì sóng dữ dồn dập, bà chỉ giải cứu được hai người anh của mình còn người cha thì bị cuốn đi mất dạng.
Từ đó, chuyện lạ về khả năng màu nhiệm này của Lâm Mặc Nương đã loan đi xa, khiến bà vô tình trở thành vị nữ thần được nhiều ngư dân tôn sùng. Họ thường xuyến khấn vái bà trong những lúc tàu thuyền gặp nguy nan.
Khói hương nghi ngút đưa những lời cầu nguyện của người dân đến Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Khi bà thăng thiên về trời, nhiều tài liệu cổ có ghi rằng, ngư dân trong vùng thường thấy bà hiển linh và giúp họ vượt biển an toàn. Người đời còn tin rằng bà là con gái Ngọc Hoàng nên sau khi bà mất liền cho dựng miếu thờ, gọi là miếu Ma Tổ.
Triều đình nhà Tống cũng nghe danh về sự linh ứng và quyền năng thần tiên của bà liền sắc phong cho bà là "Thần nữ", "Nam Hải thần nữ". Đến đời Tống Cao Tông đã sắc phong bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân". Đời Nguyên Thế Tổ phong bà là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi". Đến đời vua Khang Hy (nhà Thanh), bà được truy phong "Thiên Hậu".
Cũng chính vì thế nên từ đó, muôn dân càng thêm tin tưởng về sự huyền diệu của Thiên Hậu. Ai ai cũng sùng bái bà và lập nhiều miếu thờ. Họ còn tổ chức nhiều lễ hội thường niên để cảm tạ công ơn của bà. Lâu dần, thờ phụng Thiên Hậu trở thành tín ngưỡng dân gian nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Hằng năm, cứ vào ngày 23/3 âm lịch, người Hoa đều tổ chức lễ vía Bà ở các ngôi chùa thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khoảng 18/3 âm lịch, người Hoa sẽ tập trung về chùa để quét dọn, sửa sang, chuẩn bị cho ngày trọng đại. Nơi bà ngự được quét dọn sạch sẽ, căng màn che lại, sau đó làm lễ tắm tượng Bà và thay trang phục mới chỉnh tề.
Ngày 23/3 âm lịch hằng năm, cộng đồng người Hoa thường tổ chức lễ vía Bà tại Chùa Bà Thiên Hậu.
Đến ngày chính thức làm lễ vía, người ta mang theo nhang, đèn, trà, rượu, gà, vịt, heo đã làm sẵn để dùng làm lễ vật dâng lên Bà. Đúng 9 giờ là chính thức làm lễ vía Bà, bởi số 9 được người Hoa quan niệm là con số may mắn.
Khi cúng có người châm trà, rót rượu và đọc văn tế. Nội dung của văn tế là cầu cho mưa thuận, gió hòa, mua may bán đắt, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, an khang… Trong ngày vía này, người Hoa cũng mời các ban, ngành, đoàn thể đến tham dự, chung vui, dùng bữa cơm thân mật để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Nắm vững những kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen sau đây để hành trình tham quan, hành hương của bạn thêm phần trọn vẹn khi
Núi Bà Đen là một điểm du lịch, hành hương nổi tiếng tại Tây Ninh. Đây là nơi tập trung nhiều quần thể văn hóa tâm linh như chùa chiền, đền thờ, hang động, tháp cổ… và nằm trong Khu du lịch Sun World BaDen Mountain mới được xây dựng lại, thu hút khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Chùa Bà Đen tọa lạc trên sườn núi Bà Đen thuộc thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất ở Tây Ninh với lịch sử gần 300 tuổi, được mọi người truyền tụng về sự linh thiêng. Ngôi chùa ban đầu chỉ là những ngôi miếu, chùa nhỏ trên đỉnh núi, sau đó dần dần được xây dựng, trùng tu lại thành một quần thể kiến trúc tâm linh như hiện nay.
Bên cạnh Linh Sơn Tiên Thạch Tự, chùa Bà còn bao gồm chùa Hang, chùa Trung, chùa Quan Âm… Đây là công trình tâm linh gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, thu hút nhiều tín đồ và Phật tử đổ về chiêm bái, cầu an mỗi năm. Chính vì thế, mỗi khi nhắc đến Chùa Bà Đen hầu như ai sống tại các tỉnh Đông Nam Bộ điều từng có kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen ít nhất một lần trong đời.
Xem thêm: Tổng hợp Kinh nghiệm leo núi Bà Đen cho người mới bắt đầu
Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen từ MIA.vn thì thời điểm thích hợp nhất để du lịch núi Bà Đen là trong khoảng tháng 1 đến tháng 6. Khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ, ít mưa và còn là khoảng thời gian diễn ra các lễ hội lớn tại chùa Bà.
Đặc biệt vào dịp Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh (tổ chức từ mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm) và Lễ Vía Bà diễn ra vào mùng 4,5,6 tháng 5 âm lịch, càng thu hút đông các tín đồ từ mọi nơi đổ về viếng chùa, tham gia lễ hội.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng rẽ phải vào Tỉnh lộ 19 (hay còn gọi là ĐT.782). Đi tiếp khoảng 65 km nữa là đến núi Bà.
Hoặc bạn có thể rẽ trái vào thị xã Gò Dầu, đi quốc lộ 22B khoảng 72 km đến núi Bà Đen.
Từ TP.HCM, bạn đi tuyến 703 Bến Thành – Mộc Bài, rồi sang tuyến 05 Mộc Bài – Tây Ninh để vào trung tâm thành phố. Tổng thiệt hại vào khoảng 60.000 – 70.000 đồng cho một lượt đi.
Để tiết kiệm thời gian di chuyển, bạn có thể mua vé xe khách đi Tây Ninh trực tiếp ở bến xe An Sương hoặc đặt dịch vụ xe limousine qua trang web mua vé xe trực tuyến. Giá vé dao động vào khoảng 80.000 đồng cho đến 180.000 đồng tùy vào loại xe bạn chọn.