Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 của Tập đoàn Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ vị trí Chủ tịch cho thấy doanh thu thuần đạt 43.304 tỷ đồng, tương đương 91,6% kết quả cùng kỳ 2023. Đóng góp vào tổng doanh thu thuần có 22.353 tỷ đồng doanh thu chuyển nhượng bất động sản, chiếm tỷ trọng 51,6%.

Cùng với doanh thu đạt hơn 5,5 tỷ USD trong năm 2022, Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã nộp vào ngân sách số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

Tập đoàn Vingroup (VIC) do tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và là cổ đông lớn đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với kết quả kinh doanh phục hồi mạnh sau những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Theo đó, Vingroup cho biết nếu tính cả doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính, tổng doanh thu hợp nhất quý IV/2022 của tập đoàn này là 42.568 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, phần tăng doanh thu chủ yếu nhờ việc bàn giao các căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire trong quý.

Trong kỳ, chi phí bán hàng tăng gấp đôi lên 3.700 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính cùng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể đã giúp tập đoàn tiết kiệm gần 5.000 tỷ đồng so với quý IV/2021.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nộp vào ngân sách hơn 20.000 tỷ đồng trong năm 2022

Kết quả là tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thu về 3.955 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng trưởng mạnh so với mức lỗ gần 6.600 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý IV/2022 đạt 410 tỷ, trong khi cùng kỳ lỗ gần 9.300 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính đạt 130.759 tỷ đồng, tương đương hơn 5,5 tỷ USD.

Nhờ tiết giảm được hàng nghìn tỷ đồng ở chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế năm 2022 của Vingroup đã đạt 12.694 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cũng chấm dứt đà thua lỗ năm liền trước với mức lãi dương 1.982 tỷ đồng.

Cùng với khoản doanh thu hơn 5,5 tỷ USD, trong năm 2022, Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng kê khai nộp vào ngân sách nhà nước hơn 20 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 9.536 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng hơn 7.762 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân hơn 651 tỷ đồng; thuế nhà đất và tiền thuê đất hơn 515 tỷ đồng cùng thuế và các khoản phải nộp khác hơn 1.869 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản Vingroup đạt 574.807 tỷ đồng, tăng 34% so với 31/12/2021.

Trong hoạt động huy động vốn, năm 2022, Vingroup đã huy động thành công gần 1,1 tỷ USD từ thị trường vốn quốc tế. Tháng 12 năm 2022, VinFast đã nộp hồ sơ theo Mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (“SEC”) để đăng ký phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra công chúng, với mục tiêu nâng tầm và tạo đà đưa VinFast phát triển ở tầm vóc toàn cầu.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Sau kỳ nghỉ Tết âm lịch, loạt ngân hàng đã công bố biểu lãi tiết kiệm mới với mức giảm đồng loạt từ 0,05 - 1%/năm ở nhiều kỳ hạn.

Ngày 12/11/2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Theo đó, từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng. Đồng thời, ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Vingroup cũng sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu, khoảng 80.000 tỷ đồng, thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.

Kế hoạch hỗ trợ này nhằm giúp VinFast có đủ nguồn lực và thêm dự phòng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, các khoản đầu tư thiết yếu và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Mục tiêu hướng tới là đến hết năm 2026, VinFast sẽ đạt điểm hòa vốn và tự cân đối được dòng tiền.

Ông Phạm Nhật Vượng từng tuyên bố tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào tháng 4 rằng "VinFast không chỉ là dự án kinh doanh mà còn là một dự án trách nhiệm xã hội. VinFast không chỉ muốn sản xuất xe mà còn muốn lọt vào top đầu thế giới".

Người đứng đầu Vingroup nhấn mạnh việc dành mọi nguồn lực cho dự án này, "tất cả cho VinFast". Thời điểm đó, ông Vượng cho biết, sau khi cam kết dành 1 tỷ USD cho VinFast, ông sẽ tiếp tục thu xếp tài sản cá nhân cho dự án này, ít nhất là 1 tỷ USD nữa.

Vào giữa tháng 6/2024, khi xuất hiện trước truyền thông nước ngoài, tỷ phú Phạm Nhật Vượng một lần nữa khẳng định, ông sẽ hỗ trợ tài chính cho VinFast "cho đến khi hết tiền thì thôi".

Theo danh sách tỷ phú thế giới của Forbes công bố hồi tháng 4/2024, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,4 tỷ USD. Còn ở hiện tại, tài sản ròng của Chủ tịch Vingroup tính đến ngày 12/11/2024 là 4,1 tỷ USD.

Dữ liệu từ báo cáo quản trị công ty bán niên của Vingroup cho biết, ông Vượng hiện đang sở hữu 691,27 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 17,82% vốn điều lệ của tập đoàn này. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIC của Vingroup đóng cửa phiên ngày 12/11 với mức giá 40.550 đồng/cp, theo đó, tài sản cá nhân của ông Vượng tính theo giá trị VIC đạt 28.031 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng sở hữu của nhóm cổ đông liên quan đến ông Vượng tại Vingroup vẫn giữ ở mức hơn 2,4 tỷ cổ phiếu VIC, tương đương khoảng 63% vốn điều lệ của tập đoàn. Giá trị tài sản trên sàn của nhóm cổ đông liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng thông qua sở hữu cổ phiếu Vingroup ước tính đạt trên 97.320 tỷ đồng.