Suy thoái (tiếng Anh: Recession) là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô căn bản. Thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến và hay được nhắc tới trong thời gian gần đây.

Nguyên nhân xảy ra suy thoái kinh tế

Nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc xác định đâu là nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế. Tuy nhiên đều thống nhất rằng, suy thoái kinh tế diễn ra do cả nguyên nhân từ bên trong và từ bên ngoài hay từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa Keynes, tình trạng suy thoái của nền kinh tế chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài như chiến tranh, thời tiết và giá dầu (giá nhiên liệu). Tất cả các yếu tố này đều tác động khiến nền kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng trong ngắn hạn.

Với trường phái kinh tế học Áo, suy thoái kinh tế xảy ra chủ yếu do cung tiền tệ tăng gây ra tình trạng lạm phát. Họ cũng cho rằng, suy thoái là một chu kỳ kinh tế tất yếu phải xảy ra theo cơ chế tự nhiên để sửa chữa lại việc sử dụng các nguồn lực kinh tế không hiệu quả trong thời kỳ tăng trưởng trước đó.

Sự quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ là nguyên nhân gây suy thoái kinh tế theo quan điểm của các học giả theo thuyết tiền tệ. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi.

Người lao động có phải là nguyên nhân làm suy thoái kinh tế không?

- Người lao động không phải là nguyên nhân làm suy thoái kinh tế. Ngược lại, người lao động là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy thoái kinh tế.

- Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất, cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên để duy trì hoạt động. Điều này làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập và mức sống của người lao động.

- Nguyên nhân của suy thoái kinh tế có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, như khủng hoảng tài chính, chính sách kinh tế không hiệu quả, không ổn định chính trị, biến đổi khí hậu, sự chậm trễ trong việc thích ứng với công nghệ mới....

- Cần có các chính sách kích thích kinh tế, như hạ lãi suất, tăng chi tiêu công, giảm thuế, cứu trợ tín dụng... có thể giúp nền kinh tế phục hồi và tránh suy thoái.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Dấu hiệu suy thoái kinh tế là gì?

Nền kinh tế suy thoái thường có dấu hiệu gì? Làm thế nào để nhận biết? Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế có rất nhiều, tuy nhiên chúng không xuất hiện đồng loạt trong tất cả các kiểu suy thoái. Dưới đây là những dầu hiệu thường gặp nhất.

Đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve được nhiều nhà kinh tế sử dụng để dự đoán suy thoái kinh tế. Đây là đường cong thể hiện các mức lãi suất khác nhau của các khoản vay giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Lạm phát đã khiến đường cong này thay đổi, cụ thể:

Ví dụ: Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ gần đây nhất thể hiện rõ rệt qua đường cong lãi suất trái phiếu có dầu hiệu đảo ngược, tăng trưởng kinh tế giảm. Nguyên nhân là do lạm phát tăng nhanh, lãi suất trái phiếu ngắn hạn lại cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn.

Khi nền kinh tế suy thoái, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là thay đổi trong hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động các ngân hàng. Chính sách cho vay được thắt chặt, điều kiện cho vay khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn.

Các ngân hàng làm như vậy vì họ nhận thấy những rủi ro cao của khoản vay trong tương lai trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, không đủ vốn duy trì hoạt động, số lượng khách hàng giảm, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí đình trệ và phá sản.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, vật giá leo thang, xung đột và chiến tranh xảy ra, tâm lý mọi người sẽ dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư. Thời gian dài, nhu cầu thị trường sẽ giảm, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Suy thoái kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Lúc này, việc cắt giảm nhân viên, giảm lương có thể được áp dụng. Số lượng người thất nghiệp tăng lên, lương giảm mà chi tiêu tăng do lạm phát khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Nợ xấu không dừng lại ở cá nhân mà còn có thể xảy ra với Chính phủ. Tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất khiến Chính phủ phải đi vay của quốc gia khác. Nếu nền kinh tế không chuyển biến tốt thì khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu của quốc gia.

Nền kinh tế phát triển không tốt, các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng cắt giảm người lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp vì thế mà gia tăng. Đây đều là các biểu hiện của sự suy thoái của kinh tế.

Nếu tình trạng người lao động bị giảm lương gia tăng, các công ty không tuyển thêm lao động trong thời gian dài, thu nhập của người dẫn sẽ giảm. Khi đó kéo theo GDP quốc nội giảm. Đây là mầm mống của một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Ngoài 5 yếu tố trên, khi xác định nền kinh tế có bị suy thoái hay không còn dựa vào 2 chỉ số sau:

Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?

Một nền kinh tế không thể mãi tăng trưởng và ổn định mà diễn ra theo các chu kỳ khác nhau, có tăng trưởng và có suy thoái. Để nhận biết và phòng tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng do suy thoái gây ra, việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế là điều bắt buộc mỗi quốc gia phải quan tâm hàng đầu.

Chu kỳ kinh tế thể hiện qua sự biến động của GDP thực tế, diễn ra theo trình tự 3 pha, gồm suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong đó, suy thoái và hưng thịnh là pha chính, phục hồi là pha thứ yếu.

Suy thoái kinh tế được phân loại dựa theo hình dáng đồ thị tăng trưởng theo quý. Các loại suy thoái kinh tế phổ biến gồm có:

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Những lĩnh vực bị ảnh hưởng khi suy thoái kinh tế là gì? Khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề đều chịu ảnh hưởng không tốt:

Các cuộc suy thoái kinh tế thế giới

Trong lịch sử có nhiều cuộc suy thoái kinh tế, thậm chí đại suy thoái xảy ra, gây ảnh hưởng trên diện rộng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng mà mất nhiều năm sau mới khắc phục được.

Gần đây nhất là cuộc đại suy thoái hay khủng hoảng kinh tế 2009. Dấu hiệu giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu xuất hiện từ 2007, kéo dài tới 2009. Tới giữa năm 2009 mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Ngoài ra, còn một số cuộc suy thoái kinh tế đáng chú ý khác như:

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Không chỉ ảnh hưởng tới một lĩnh vực cụ thể nào, suy thoái khiến mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế đều bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực bị ảnh hưởng ít, không đáng kể.

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang bị ảnh hưởng sau đại dịch và xung đột Nga – Ukraine. Chứng khoán VINA hy vọng những thông tin này có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ về suy thoái kinh tế là gì và tìm ra danh mục đầu tư phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học?

+ Năm 1943, độ che phủ rừng ở nước ta là 43,09% và giảm xuống còn 22,0% vào năm 1983, sau đó tăng lên 38,09% (năm 2005).

+ Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện lại từ gần 40% lên đến 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 - 80%

+ Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối với rừng sản xuất đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đât rừng.

+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở các mặt: suy giảm số lượng, thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen

+ Suy giảm diện tích và chất lượng rừng: rừng nguyên sinh bị phá hoại, diện tích rừng giảm, rừng giàu bị thu hẹp, còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng mới phục hồi, độ che phủ rừng còn thấp

+ Suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã và nguồn gen động thực vật quý hiếm.

+ Nhiều loài mất dần, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng (gồm khoảng 100 loài thực vật, 62 loài thú, 29 loài chim).

+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị suy giảm rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Quy định trong việc khai thác lâm sản, động vật và thủy sản.