Laocaitv.vn - Khi màn đêm buông xuống, tất cả dần chìm trong giấc ngủ, có một nhịp sống mới lại bắt đầu ngay trong lòng thành phố. Cũng là chợ, nhưng không ồn ào, náo nhiệt. Sự hối hả trong tĩnh lặng là một đặc trưng riêng có của những phiên chợ đêm: Chợ đầu mối nông sản của thành phố Lào Cai.
Du khách đến vùng cao nguyên trắng Bắc Hà nhiều hơn
Trở lại Bắc Hà vào những ngày cuối tuần giữa mùa Thu, khi cơn gió lạnh đã ùa về kèm theo những lớp mây trắng bồng bềnh trôi vào sáng sớm. Con đường về Bắc Hà giờ đây đã thông thoáng, dòng người, xe cộ qua lại nhộn nhịp hơn.
Đang vội vã quét dọn những lá cây rơi trước hiên nhà, thấy chúng tôi đến, anh Ly Seo Dũng, chủ HigLand Homestay thôn Bản Phố 2, xã Bản Phố vui mừng: Nay vợ tôi đi làm nên tôi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa để đón thêm đoàn du khách nước ngoài đến lưu trú.
Vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 nên nhiều đoàn du khách đã đặt phòng nhưng vẫn phải huỷ. Bây giờ thì mọi hoạt động đã trở lại bình thường, lượng khách cũng đặt phòng nghỉ vào cuối tuần nhiều hơn.
Du khách trong nước và quốc tế đến với vùng cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) sau cơn bão số 3 ngày càng đông hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai) thông tin: Hiện nay, trên địa bàn xã có 5 cơ sở Homestay, với sức chứa lưu trú mỗi hộ làm Homestay từ 30 – 40 khách.
Trước khi chưa có bão lũ, khách luôn đặt kín phòng. Sau khi cơn bão đi qua, lượng du khách đã giảm đi rất nhiều. Hiện xã đang khuyến khích các chủ Homestay triển khai nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, tích cực quảng bá các sản phẩm du lịch đến với du khách để thu hút khách nhiều hơn.
Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đang trở nên nhộn nhịp hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Tại Chez Pa Homestay, một Homestay được làm kiểu nhà sàn gỗ người Tày được thiết kế các phòng ngủ riêng trên tầng 2, cách thị trấn Bắc Hà 1km. Chị Lù Thị Thiên, chủ Chez Pa Homestay, thôn Na Áng B, xã Na Hối, huyện Bắc Hà chia sẻ: Tháng 9 vừa qua do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão nên hầu như không có khách đến lưu trú. Đoàn khách gần đây nhất là đoàn thiện nguyện của các địa phương xa đến đây tặng quà cho bà con vùng lũ.
Bây giờ lượng khách đã bắt đầu đến đông dần lên. Để quảng bá, kích cầu du lịch gia đình tôi thường đăng trên các trang booking du lịch, Facebook, zalo... Du khách đến đây họ thích trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà con ở đây lắm.
Biển mây bồng bềnh trôi vào sáng sớm ở vùng cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai). Ảnh: Cổng thôn tin điện tử Bắc Hà.
Đến với Bắc Hà không phải là cuộc rong chơi lướt qua mà là một hành trình trải nghiệm vùng cao nguyên, nhẹ nhàng tận hưởng cảnh đẹp núi rừng, đời sống văn hóa đầy bản sắc và con người chân tình, sâu lắng.
Có mặt tại Bắc Hà vào những ngày cuối tuần, du khách sẽ được tìm hiểu và hưởng thức các đặc sản chỉ có ở vùng cao như phở đỏ, thắng cố, rượu ngô hồng mi… tại chợ phiên lớn nhất của Bắc Hà và là một trong những phiên chợ lớn nhất của vùng miền núi phía Bắc.
Tìm hiểu lịch sử Bắc Hà qua di tích dinh Hoàng A Tưởng. Trải nghiệm một số hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người Tày, người Mông Hoa và người Phù Lá.
Sáng sớm chủ nhật hàng tuần, du khách vừa khám phá mầu sắc của chợ phiên, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vùng dược liệu, các thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau và đặc biệt được khám phá ẩm thực của người Tày...
Các Homestay trên địa bàn huyện Bắc Hà dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng đón du khách sau cơn bão số 3. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bắc Hà.
Hứa hẹn mùa du lịch trên vùng cao nguyên trắng Bắc Hà
Bà Đinh Thị Phương Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Na Hối, huyện Bắc Hà cho hay: Mặc dù hoàn lưu cơn bão số 3 không ảnh hưởng nhiều đến cơ sở hạ tầng du lịch của xã nhưng du khách đến đây lưu trú giảm mạnh.
Để khôi phục lại các hoạt động du lịch sau cơn bão, xã Na Hối đã tuyên truyền vận động bà con nhân dân tập trung sản xuất vụ Đông, trong đó, trồng rau màu, tái đàn vật nuôi tạo sản phẩm nông nghiệp bản địa phục vụ cho du lịch.
Tuyên truyền 6 chủ Homestay dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ đảm bảo các điều kiện đón khách. Đồng thời, một số cơ sở Homestay cũng giảm giá phòng để thu hút khách đến với địa phương trong thời điểm đang khó khăn này.
Tháng 11 và 12 đang đến gần cùng với những biển mây bồng bềnh nơi cổng trời Hoàng Thu Phố, nơi đỉnh Ngải Thầu ở xã Na Hối, những điểm ngắm hoàng hôn và bình minh đẹp nhất trong tất cả 4 mùa ở Bắc Hà.
Thời điểm này cũng đang chuẩn bị bước vào mùa nông nhàn đối với các cộng đồng dân tộc nơi đây. Đến với Bắc Hà, khách du lịch sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn do huyện Bắc Hà tổ chức.
Đến với vùng cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai), du khách sẽ được trải nghiệm người Mông nấu rượu bằng men hồng mi và thưởng thức hương vị của nó. Ảnh: Minh Đức.
Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Vừa qua, nhằm tập trung cao độ ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập úng do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn huyện Bắc Hà, UBND huyện Bắc Hà đã ban hành văn bản tạm dừng các hoạt động Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa thu năm 2024.
Hiện nay, để khôi phục các hoạt động du lịch, phòng tham mưu cho huyện Bắc Hà xây dựng kế hoạch để tổ chức Lễ hội mùa Đông, với chuỗi các sự kiện để thu hút du khách.
Theo đó, dự kiến vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2024, huyện Bắc Hà sẽ tổ chức Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024, với chủ đề "Nghiêng say mùa Đông", với chuỗi các sự kiện văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc, hấp dẫn để quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung đến người dân, du khách trong nước và quốc tế.
Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Bắc Hà về giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đã được thể hiện trong việc ứng phó với hậu quả cơn bão số 3 để lại.
Qua đó, góp phần phục hồi tăng trưởng trở lại các hoạt động du lịch của huyện Bắc Hà sau giai đoạn khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, giao thông kết nối thuận lợi trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai, ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, miền cao nguyên Bắc Hà là mảnh đất lưu giữ những nét văn hóa và cảnh đẹp độc đáo trên vùng núi cao.
Đến với Bắc Hà du khách sẽ được trải nghiệm những tiết mục văn nghệ, âm thanh của tiếng sáo, tiếng khèn của những chàng trai, cô gái Mông, Tày... ngân vang tại chợ đêm Bắc Hà, thưởng thức ẩm thực thắng cố cùng chén rượu ngô thơm nồng ở vùng cao nguyên trắng nơi đây.
Không chỉ tận tâm với nghề giáo, thầy còn đứng ra thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương.
“Quái kiệt Sài Gòn” là nghệ danh mà nhiều bạn bè ưu ái dành cho thầy giáo Nguyễn Thế Vinh. Anh là nghệ sĩ đa tài, vừa là ông giáo làng tận tâm với nghề khi đứng ra thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương.
Thầy giáo Nguyễn Thế Vinh tốt nghiệp Đại học Kinh tế với tấm bằng loại ưu, nhưng cơ duyên lại đưa anh rẽ hướng gắn bó với nghề giáo. Một lần, người quen mời anh về thăm nhà ở Bến Cát (Bình Dương) và ngỏ ý nhờ anh ôn thi đại học cho một số học sinh. Anh thử sức và năm đó, lứa học trò đầu tiên đậu cao. Cơ duyên đến với nghề như thế, anh quyết định dừng chân ở đất Bình Dương. Được tiếp xúc với nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, khuyết tật, thầy Vinh như nhìn thấy một phần tuổi thơ cơ cực của mình trong đó. Sự đồng cảm, tình thương đã thôi thúc người thầy phải làm điều gì đó lớn hơn để cưu mang, chở che cho những mảnh đời không may mắn. Ý tưởng nhen nhóm trong anh Vinh giản dị vô cùng: Xây một ngôi trường nhỏ với vài lớp học, phòng ngủ, bếp ăn, rồi “gom” mấy đứa nhỏ lại, thầy trò cùng nhau sinh hoạt và học tập dưới mái nhà chung ấy.
Trung tâm Hướng Dương nằm dưới chân dốc một con hẻm nhỏ (số 572 tổ 18B, khu phố 2, thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương), không gian khá khiêm tốn này vừa là lớp học, vừa là nhà của hơn 100 em nhỏ. Khi mới bắt tay vào thực hiện dự án thành lập trung tâm, anh Vinh vấp phải vô vàn khó khăn, từ thủ tục hành chính đến kinh phí, đất đai xây dựng trường. Để xây một ngôi trường đầy đủ, đạt chuẩn cơ bản cho các em với nguồn kinh phí eo hẹp, anh phải “liệu cơm gắp mắm” kỹ lưỡng. Trường xây xong lại thêm thách thức lớn: đi tìm học trò. Trong 7 năm ròng rã, tết năm nào anh cũng bắt xe đi khắp cả nước để tìm những “hạt giống tốt”. Nghe ở đâu có học sinh nghèo, hiếu học là anh Vinh lập tức tìm đến thuyết phục và đưa về trung tâm.
Lần lượt từng thế hệ học trò may mắn được thầy Vinh nuôi dạy. Hướng Dương là một tập thể đoàn kết, keo sơn như anh em một nhà. Ngoài giờ học chính quy ở trường, các em còn được phụ đạo thêm các môn Toán, Lý, Hóa do 5 thầy cô bộ môn giảng dạy, hoặc học cách sử dụng một số nhạc cụ âm nhạc. Thầy Vinh còn dạy các em ý thức lao động từ những việc nhỏ nhất trong nhà như dọn dẹp, nấu cơm, trồng rau, sửa đồ gia dụng…
Sau 7 năm thành lập, đến nay có 32 sinh viên của Trung tâm Hướng Dương đang sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản; 1 em đi Úc và 1 em ở Mỹ. Năm 2017, Hướng Dương thành lập chi nhánh tại Nhật Bản, tạo điều kiện tốt hơn cho các du học sinh tại Trung tâm Hướng Dương Việt Nam có môi trường học tập và làm việc tốt khi sang Nhật.
Những đứa trẻ cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí cá biệt lại trở nên ưu tú, tương lai rạng ngời khi chạm tay đến cánh cửa du học. Một ngôi trường nhỏ bé nằm nép mình nơi phố huyện đã vang danh là “lò luyện” nhân tài. Hướng Dương bây giờ đã khang trang và tiện nghi hơn nhiều; nề nếp sinh hoạt, học tập của các em đã đi vào khuôn khổ. Thế nhưng, để có được ngày hôm nay, ít ai biết thầy Vinh đã đi một quãng đường nhiều trắc trở.
Thế Vinh sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tuổi thơ anh chịu nhiều thiệt thòi khi sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Lên 8 tuổi, sau một tai nạn trong lúc chăn bò, anh mất đi cánh tay phải. Thế nhưng, bằng sự kiên cường, mạnh mẽ, Vinh lần lượt đi qua hết những ngày tháng đau buồn đó nhờ tình yêu thương của người thân và bạn bè. Vinh sáng dạ, chăm học, do vậy anh đậu điểm cao vào đại học, được nhận học bổng 75% suốt 4 năm học.
Để trang trải cuộc sống, anh làm rất nhiều nghề: giữ xe, vá xe đạp, sửa điện thoại, buôn thực phẩm… Anh từng đạp xe khắp các con phố ở Sài Gòn để đi dạy kèm, có ngày đi đến vài chục cây số để “chạy show” liên tiếp nhiều lớp trong ngày. Nhờ kinh nghiệm và vốn kiến thức tích lũy, trui rèn đó, thầy Vinh có thể dạy ôn thi đại học rất tốt cả ba môn khối A.
Để có kinh phí duy trì cuộc sống cho các em ở Hướng Dương, anh Vinh tham gia nhiều chương trình văn nghệ, giao lưu âm nhạc trong và ngoài nước. Với khả năng chơi guitar bằng một tay và thổi kèn harmonica, anh có cơ hội diễn ở nhiều chương trình âm nhạc lớn với mức cát xê khá cao. Nhắc đến khả năng chơi nhạc, Thế Vinh một lần nữa khiến nhiều người nể phục. Âm nhạc là người bạn, là đam mê và cây đàn guitar như “cứu cánh của cuộc đời” đã đưa Vinh vượt qua giai đoạn khó khăn, buồn tủi nhất thuở thiếu thời. Giờ đây, chính đam mê ấy đã góp phần lớn để duy trì hoạt động của Trung tâm Hướng Dương. Những chuyến lưu diễn của anh ở nước ngoài giúp anh góp phần quỹ lớn để chăm lo cho Hướng Dương.
Vừa qua, Thế Vinh đã ra mắt cuốn tự truyện kể về chính cuộc đời mình với tựa đề Ông giáo làng trên tầng áp mái. Tự truyện là thước phim dài về cuộc đời của Nguyễn Thế Vinh, từ thơ ấu đến khi trở thành người thầy giáo tâm huyết của ngôi trường Hướng Dương. Và trên chặng đường mưu sinh đầy vất vả, chưa bao giờ Nguyễn Thế Vinh buông xuôi hay tự ti với khiếm khuyết của mình. Cách anh đối mặt, vượt qua mỗi thời điểm gian khó của cuộc đời đã phần nào truyền cảm hứng, nghị lực sống đến với rất nhiều độc giả.
Cơ quan chủ quản: THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tổng Biên tập: Nguyễn Trọng Chính
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuấn Long
Phó Tổng Biên tập: Đinh Quang Dũng
Giấy phép xuất bản số: 171/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 16 tháng 5 năm 2023
Trụ sở : Số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm - Hà Nội | Điện thoại : 024.39330336, Fax : 024.38262185
Phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: 116 - 118 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 | Điện thoại: 028.39330085
Email: [email protected], Website: https://dantocmiennui.vn
Bản quyền thuộc về Báo ảnh Dân tộc và Miền núi - TTXVN. Ghi rõ nguồn “dantocmiennui.vn” khi sử dụng lại thông tin trên website này
© 2023 Báo ảnh Dân tộc và Miền núi - TTXVN.