Giorgos Seferis (1900–1971) là nhà thơ người Hy Lạp. Ông được trao giải Nobel văn chương năm 1963. Helen TEUCER: … nơi Cyprus biển bọc, nơi Apollo ra lệnh … Continue reading →
Vị trí của tòa nhà Hoàng Huy Grand Tower
Tòa nhà Hoàng Huy Grand Tower tọa lạc tại số 2A Sở Dầu, Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng. Tọa lạc giữa trung tâm thành phố cảng phồn hoa lâu đời, tòa nhà trở thành tâm điểm kết nối giữa xưa – nay và hưởng tới tương lai. Tòa nhà toạ lạc tại vị trí trung tâm “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” tiếp giáp nhiều tuyến đường huyết mạch, du khách từ đây sẽ dễ dàng di chuyển đến trung tâm thành phố hay thăm quan các danh thắng du lịch nổi tiếng của Hải Phòng như đảo Cát Bà, biển Đồ Sơn, chùa tháp Tường Long, vịnh Lan Hạ…. Chỉ mất 10 phút để tiếp cận các tiện ích trung tâm thành phố :
Từ vị trí tòa nhà, có thể kết nối nhanh chóng đến khu vực lân cận:
Tiện ích của tòa nhà Hoàng Huy Grand Tower
Tòa nhà được hưởng tiện ích về vị trí và giao thông do nằm trên đường kết nối trung tâm thành phố với sân bay Cát Bi là xương sống của khu đô thị. Tòa nhà được xây dựng theo tiêu chuẩn cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trang thiết bị.
Các mặt bằng cho thuê lân cận tòa nhà
Công ty Chúng tôi có kế hoạch phát triển mở rộng trong việc sản xuất kinh doanh, đang có nhu cầu bán cổ phần phòng Thí Nghiệm và tuyển nhân sự vào một số vị trí sau :
1. Phát hành bán cổ phần phòng Thí Nghiệm
Phòng Thí Nghiệm và Kiểm Định được Bộ Xây Dựng công nhận theo quyết định số 481/QĐ-BXD ngày 21/03/2006 và quyết định số 186/QĐ-BXD ngày 14/05/2009 có đầy đủ thiết bị và chức năng thí nghiệm cho công tác xây dựng. Nay Công ty đang phát hành bán cổ phần Phòng Thí Nghiệm và Kiểm Định nói trên, ai có nhu cầu, có khả năng quản lý thì liên hệ với Công ty Chúng tôi.
2. Tuyển Trưởng Phòng Thí Nghiệm
Số lượng cần tuyển: 1 người.
Yêu cầu : Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, Kỹ sư xây dựng cầu đường hoặc Kỹ sư địa chất. Có kinh nghiệm trên 3 năm.Có khả năng quan hệ với các đối tác để tìm kiếm việc làm. Tính cách trung thực, năng động, ham học hỏi … thành thạo vi tính văn phòng và các phần mềm kỹ thuật liên quan.
3. Tuyển Kỹ sư thiết kế công trình giao thông.
Số lượng cần tuyển: 3 người.
Yêu cầu : Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng cầu đường. Ưu tiên người có kinh nghiệm. Tính cách trung thực, năng động, ham học hỏi … Thành thạo Autocad và các phần mềm kỹ thuật liên quan.
4. Tuyển Kỹ sư giám sát công trình giao thông.
Số lượng cần tuyển: 3 người.
Yêu cầu : Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng cầu đường. Có kinh nghiệm trên 5 năm. Tính cách trung thực, năng động, ham học hỏi … Thành thạo vi tính văn phòng và các phần mềm kỹ thuật liên quan.
Hồ sơ phỏng vấn gửi về địa chỉ văn phòng Công ty: số 110/27 đường Bà Hom, phường 13, quận 6, TP Hồ Chí Minh. ĐT : 08 54072548, 0903668578 (Gặp anh Hoàng). Fax : 08 38777430
Những sứ thần Việt Nam làm thơ về lầu Hoàng Hạc
Lầu Hoàng Hạc là “một di chỉ văn hóa, nơi kết duyên văn tự của thi nhân mọi thời”. Đây là một trong “Tứ đại danh lâu” của Trung Quốc, được Tôn Quyền xây năm 223 dưới thời Tam quốc, nay thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trên vực đá Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử.
Đến đời nhà Đường từ sự tích Phí Vân Vi cưỡi hạc về đây nghỉ nên có tên là Hoàng Hạc lâu. Lầu đã bị chiến tranh qua các thời phá hủy nên đã trải qua 12 lần tu sửa và lần gần đây nhất là từ năm 1981 - 1985. Năm 1957, Trung Quốc xây cầu qua sông Dương Tử nên lầu được dời về cách vị trí cũ 1km.
Thôi Hiệu, một nhà thơ đời Đường đã làm bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng, được xem là bài thơ hay nhất về lầu Hoàng Hạc mọi thời đại. Tương truyền rằng Lý Bạch khi đến đây định làm thơ đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách. Đọc xong vị Thi tiên này vứt bút than rằng: “Trước mắt thấy cảnh không tả được vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu”.
Đã có 10 người Việt Nam, là những sứ thần thời phong kiến đi sứ sang Trung Hoa có thơ về lầu Hoàng Hạc. Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370, quê Hưng Yên) là sứ thần đầu tiên có thơ. Năm 1314, ông đi sứ nhà Nguyên và viết bài Chơi lầu Hoàng Hạc. Phạm Sư Mạnh (1303 - 1384, quê Hải Dương), năm 1345, dưới thời nhà Trần, ông đi sứ và có bài Lên lầu Hoàng Hạc viết vội bài thơ cho Bắc sứ Thi giảng Dư Gia Tân. Lê Anh Tuấn (1671 - 1731, người Hà Nội) làm Chánh sứ sang nhà Thanh năm 1715, có bài Lên lầu Hoàng Hạc ngắm cây ở Hán Dương. Nguyễn Tông Khuê (1693 - 1767, người Thái Bình), năm 1742 làm Phó sứ, năm 1748 làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Trong tập Sứ Trình tân truyện dài 670 câu (thơ lục bát chen lẫn với thơ Đường bằng chữ Nôm) có dành 26 câu viết về lầu Hoàng Hạc.
Lê Quý Đôn (1726 - 1784), làm Phó sứ sang nhà Thanh năm 1761, khi đi qua Vũ Xương có làm bài Hoàng Hạc lâu để tặng quan Khâm sai nhà Thanh và quan Chánh sứ Trần Huy Bật. Trong bài ông khác với Thôi Hiệu là khi nhìn thấy khói sóng trên sông lại… bớt nhớ nhà! (Yên ba giảm khước nhất phân sầu). Sứ đoàn đông đảo của Tây Sơn đi sứ sang nhà Thanh năm 1790 có hai người làm thơ về lầu Hoàng Hạc. Chánh sứ Phan Huy Ích viết hai bài với nhan đề Chơi lầu Hoàng Hạc và Lại đến lầu Hoàng Hạc, Đoàn Nguyễn Tuấn lại viết một loạt 4 bài trong đó có một bài viết trên vách đá.
Thi hào Nguyễn Du năm 1813 đi sứ cũng viết bài Hoàng Hạc lâu trong đó có câu: “Cây cỏ trước mặt vẫn y như cũ”. Có nhà nghiên cứu cho rằng năm 1790, Nguyễn Du đã từng đi “giang hồ” qua đây. Ngô Thời Vỵ (1777 - 1821) đi sứ hai lần vào thời Gia Long (1807) và Minh Mạng (1821). Trong chuyến đi năm 1807 ông viết bài Đề Hoàng Hạc lâu. Bài này ông “chê” cả Thôi Hiệu lẫn Lý Bạch và “tự tin” với câu “Sứ thần nước Việt là Ngô Thì Vị chẳng sợ đề thơ nơi này”! Phan Thanh Giản (1796 - 1867, người Vĩnh Long) làm Chánh sứ năm 1834 có làm bài Đăng Hoàng Hạc lâu. Trong bài ông cho mình là người xa nhất ở phương Nam đến đây. Trong câu cuối bài thơ ông viết: “Du du trần mộng thập thu tâm” (nhặt chút lòng thu giấc mộng tràn). Đây là cách chơi chữ tuyệt vời vì “thu tâm” viết chung với nhau thành chữ “sầu”, để nhắc chữ “sầu” của Thôi Hiệu!
Hà Đình Nguyễn Thuật (1842 - 1912, người Hà Lam, Thăng Bình) đã hai lần đi sứ vào các năm 1880 và 1883. Đây là sứ thần cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam sang Trung Hoa. Ông cũng là sứ thần duy nhất người Quảng Nam, có thơ về ngôi lầu nổi tiếng này.
Đăng Hoàng Hạc lâu và Đề Hoàng Hạc lâu (trong Mỗi hoài ngâm thảo) là hai bài thơ tiêu biểu cho chùm thơ du lãm, du ký của Hà Đình Nguyễn Thuật.
Trần cảnh mang mang bất ký thuThiên hoang địa lão thặng tư lâuTiên ông hà xứ thừa vân hạcTra khách kim triêu thướng đẩu ngưuGiang khoát ngư long ba tiệm noãnXuân thâm anh vũ thảo do sầuĐăng lâm khước lạc Đường nhân hậuDoanh đắc kỳ quan viễn hải chu.
Trần thế mênh mang chẳng nhận biết được thời gianTrải qua thiên trường địa cửu, ngôi lầu vẫn còn đâyÔng tiên đã cưỡi hạc bay về nơi xa khuấtKhách dạo thiên hà nay tìm tới sao đẩu sao ngưuNgư long dưới sông sâu, song nước dần ấm lạiAnh vũ hót giữa xuân già, cỏ cây vẫn đang sầu muộnMặc dù lên đây sau người đời ĐườngNhưng được ngắm kỳ quan cảnh thuyền ngoài biển xa.
Ngọc địch thanh tàn nhất hạc phiGiang phong vô dạng nhập song xuyLinh hòa lại hưởng thiên gian ngữBa tịnh yên phù địa tản siCảnh đáo tình dư kham nhập họaBút tùng các hậu cánh vô thiBạch Vân dao chỉ tây nam ngoạiThủy biện nga phân khả đáng quy.
Tiếng sáo ngọc đã dứt, một cánh nhạn vút lên caoHàng phong nhàn rỗi đưa gió vào cửa sổĐiệu chuông điệu sáo vào như lời nói giữa khoảng khôngLàn sóng làn khói quyện mình nũng nịu cùng bến nướcCảnh vật đến khi quang đãng vẽ thành một bức tranhChỉ đám mây trắng bay xa ngoài cõi Tây NamMới nhớ ra rằng phải sớm trở về.
“Hoàng Hạc lâu dưới ngòi bút của Hà Đình đã hiện ra như một bức tranh thủy mặc thơ mộng. Người đọc có cảm giác rợn ngợp trước sự mênh mông của trời đất, sự trơ vắng của lầu Hoàng Hạc trước biến dịch của thời gian, sự cô đơn của con người trước kiếp sống hữu hạn” (Phạm Mạnh Hùng - Nguyễn Đông Triều - Theo dấu người xưa, Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, trang 143). Lầu Hoàng Hạc qua thơ của Nguyễn Thuật không chỉ với cảnh hàng phong, làn sóng, bến nước với tiếng gió, tiếng sáo… - những cảnh ước lệ vốn có của cổ thi ở hầu hết những bài thơ viết về lầu Hoàng Hạc, mà còn cả “cảnh thuyền máy chạy bằng hơi nước của người Tây phương đậu nơi cửa biển” (Doanh đắc kỳ quan viễn hải chu) đã làm cho Đăng Hoàng Hạc lâu “không rơi vào khuôn sáo, không ngại thơ đề trên đầu” (Tuy Lý Vương).
Trong bài Đề Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu viết “Nhật mộ hương quan hà xứ thị. Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai) thì Nguyễn Thuật lại viết: “Bạch Vân dao chỉ Tây Nam ngoại. Thủy biện nga phân khả đáng quy” (Chỉ đám mây trắng bay xa ngoài cõi Tây Nam. Mới nhớ ra rằng phải sớm trở về). Câu thơ cho thấy Nguyễn Thuật vừa “chìm” trong cảnh vừa “thức tỉnh” trước cảnh. Trong hoàn cảnh nào ông cũng luôn ý thức về trách nhiệm và hoàn cảnh của mình: một sứ thần, một người con của nước Việt!
Chính vì vậy, dù có nhiều người nổi tiếng viết về lầu Hoàng Hạc trước Nguyễn Thuật như vừa kể nhưng Nguyễn Thuật xứng đáng được khen ngợi “Sau Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, nào có mấy bài về lầu Hoàng Hạc không thẹn với thi tài Thôi Hiệu như bài này” (Mai Quốc Liên, Hai danh sĩ đất Quảng - Tạp chí Đất Quảng số 55 ngày 1.12.1988).
Đọc Đăng Hoàng Hạc lâu và Đề Hoàng Hạc lâu để thấy thơ Nguyễn Thuật vừa cũ vừa mới, vừa quen vừa lạ, thể hiện một tính cách Quảng đặc biệt.