Chuyên gia tư vấn quản lý là người làm trong ngành Hoạt động tư vấn quản lý theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, để trở thành một chuyên gia tư vấn quản lý thì người đó phải đảm bảo tiêu chuẩn S.W.A.N (viết tắt của Smart- Work hard- Ambitious- Nice). Hay có thể nói ngược lại S.W.A.N là tiêu chuẩn của một nhà tư vấn quản trị.
Mã ngành 7020 Hoạt động tư vấn quản lý
Mã ngành 7020 thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:
Hoạt động tư vấn quản lý là gì?
Hoạt động tư vấn quản lý là là một ngành nghề hoạt động tại Việt Nam được quy định với mã ngành là 702-7020- 70200 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Hoạt động tư vấn quản lý hoạt động cung cấp, hỗ trợ tư vấn, định hướng, đưa ra mục tiêu,… cho các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức đó.
Điều kiện và thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý:
Để thành lập công ty và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý thì người thành lập công ty chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đâu tư cũng như làm theo những quy định có liên quan mà pháp luật đã quy định. Bởi vì ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là ngành nghề không nằm trong danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Theo đó, việc đăng ký kinh doanh, thành lập công ty kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý:
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty tư vấn quản lý (Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần);
– Danh sách thành viên nếu là công ty Trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập nếu là công ty Cổ phần;
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của các thành viên góp vốn là cá nhân (Công ty TNHH)/ cổ đông góp vốn là cá nhân (Công ty Cổ phần);
– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên góp vốn là tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện với đăng ký thành lập công ty);
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu của người được uỷ quyền nộp hồ sơ thành lập công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý đặt trụ sở.
Tuy nhiên, hiện nay người nộp hồ sơ có thể thực hiện nộp hồ sơ online Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh giải quyết hồ sơ và trả kết quả:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu đnawg ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.
Theo đó, trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty tư vấn quản lý có hồ sơ hợp lệ. Đối với hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ từ chối giải quyết và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập doanh nghiệp trên Công thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Lưu ý, lệ phí công bố thành lập là 100 nghìn đồng/ lần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/1/2021 Về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/7/2018 Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Mã ngành 7020 Hoạt động tư vấn quản lý mới nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 7020, mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề Hoạt động tư vấn quản lý ” của Tư Vấn DNL để hiểu rõ hơn
Chi tiết mã ngành 7020 Hoạt động tư vấn quản lý
Việc cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý, như lập chiến lược và kế hoạch hoạt động, ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch; tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát.
Việc cung cấp dịch vụ kinh doanh này có thể bao gồm tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:
Cam kết dịch vụ bổ sung ngành của Tư Vấn DNL
Ngoài dịch vụ bổ sung mã ngành nghề kinh doanh, Tư Vấn DNL còn cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng, thành lập địa điểm kinh doanh. Và cung cấp các dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh khác bao gồm: thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, đại diện pháp luật, thay đổi vốn điều lệ (tăng, giảm vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn), chuyển loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên công ty,…
Trên đây là chia sẻ về mã ngành 7020 Hoạt động tư vấn quản lý mới nhất của Tư Vấn DNL, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mã ngành khai thác lâm sản khác trừ gỗ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc cần bổ sung ngành nghề kinh doanh. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng để lại câu hỏi ở khung bình luận bên dưới hoặc liên hệ Tư Vấn DNL để được hỗ trợ.
Đừng ngần ngại cho chúng tôi biết bạn cần gì? Chúng tôi ở đây để hỗ trợ bạn
Điều kiện kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý
Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý
Tư vấn quản lý doanh nghiệp là gì
Mã ngành 7020 có được giảm thuế GTGT
Quy định về ngành nghề tư vấn quản lý:
Theo quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì ngành nghề Hoạt động tư vấn quản lý bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
– Cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý như:
+ Lập chiến lược và kế hoạch hoạt động;
+ Ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch;
+ Tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát.
– Cung cấp hoạt động tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:
+ Quan hệ và thông tin cộng đồng;
+ Hoạt động vận động hành lang;
+ Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;
+ Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý…
Hoạt động tư vấn quản lý cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp và cộng đồng nhưng loại trừ các hoạt động sau:
– Hoạt động lập trình máy vi tính: Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010;
– Hoạt đọng pháp luật: Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910;
– Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế: Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200;
– Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);
– Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100;
– Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200;
– Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm: Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100;
– Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600.