Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Thực trạng sử dụng năng lượng xanh tại Việt Nam
Thực trạng sử dụng năng lượng sạch hiện nay
Mặc dù được đánh giá cao về tiềm năng, nhưng việc đầu tư phát triển, nghiên cứu năng lượng và sử dụng nguồn điện hiệu quả, tiết kiệm tại Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ này.
Theo số liệu từ EVN – Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến năm 2021, tổng công suất các nguồn năng lượng xanh tại nước ta đạt gần 22.300 MW, tức tỷ trọng khoảng 28% so với khả năng cấp điện của hệ thống điện quốc gia.
Theo đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng mức năng lượng quốc giá còn rất thấp. Dự án được đầu tư xây dựng vẫn ít. Dù vẫn còn vài thử thách phía trước, nhưng các chuyên gia đều cho rằng khi nền kinh tế xanh đang được ưu tiên hàng đầu, việc tiêu thụ năng lượng sạch sẽ càng nhận được nhiều sự chú trọng.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) và đặc biệt là những ảnh hưởng tích cực của nó lên môi trường, càng giúp chúng ta có thêm động lực để khôi phục ngôi nhà xanh. ZRW sẽ tiếp tục mang đến những thông tin quý giá trong các bài viết mới.
1. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực điện lực (bao gồm: nhiệt điện, điện hạt nhân, thuỷ điện, truyền tải điện, phân phối điện, điện nông thôn, điện năng lượng mới, năng lượng tái tạo); tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Electricity and Renewabe Energy Authority.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
b) Chiến lược, quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, kế hoạch thực hiện quy hoạch, dự án, đề án và công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực điện lực;
c) Cơ chế, chính sách để khuyến khích và đảm bảo phát triển điện lực và năng lượng tái tạo (trừ nội dung liên quan đến giá bán điện và hợp đồng mua bán điện);
d) Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện quy hoạch, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng: nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống phân phối điện, điện nông thôn và điện năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc công nhận để áp dụng các quy phạm kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng điện lực theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về điện lực; các văn bản cá biệt; văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nếu không phù hợp đối với các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án về điện lực sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
4. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương đối với các dự án trong lĩnh vực phát triển điện lực (bao gồm: nhiệt điện, điện hạt nhân, thuỷ điện, truyền tải điện, phân phối điện, điện nông thôn, điện năng lượng mới và năng lượng tái tạo):
a) Thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư; Thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở các dự án trong lĩnh vực điện lực; Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình điện lực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo các quy định của pháp luật về Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các văn bản hướng dẫn;
b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án BOT điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt, đàm phán, hoàn thiện và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ký kết hợp đồng dự án (Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ), quản lý và kiểm tra việc thực hiện các dự án, giải quyết các vướng mắc liên quan đến dự án nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT theo quy định của pháp luật;
c) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài theo quy định của pháp luật về điện lực.
5. Thực hiện chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Công Thương đối với công trình, dự án trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
6. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế và quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các dự án hợp tác, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực điện lực được giao; Thực hiện công tác vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực điện lực theo quy định của Chính phủ và của Bộ Công Thương.
7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực.
8. Xây dựng, vận hành, hướng dẫn và khai thác hệ thống thông tin năng lượng phục vụ công tác quản lý nhà nước được giao, theo quy định của pháp luật.
9. Được yêu cầu các tổ chức cá nhân liên quan đến lĩnh vực điện lực cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực điện lực.
11. Thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính trong lĩnh vực được giao và theo kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
14. Phối hợp Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.
15. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
b) Phòng Kế hoạch và Quy hoạch;
c) Phòng Nhiệt điện và Điện hạt nhân;
e) Phòng Lưới điện và Điện nông thôn;
g) Phòng Quản lý đầu tư BOT điện.
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
Trung tâm Kỹ thuật và Thông tin năng lượng.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
1. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.