Pháp luật Anh là hệ thống pháp luật được áp dụng cho toàn xứ Anh và xứ Wales được xây dựng cơ sở của Thông luật.[1][2] Hệ thống pháp luật Anh được sử dụng trong hầu hết các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung và Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Louisiana (sử dụng hệ thống Dân luật). Nó được truyền bá sang các nước Khối thịnh vượng chung trong khi Đế quốc Anh bành trướng vào thế kỷ 19 và nó hình thành nên cơ sở của khoa học pháp lý của hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng. Pháp luật Anh cũng tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước Mỹ trước khi cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776, nó là một phần của luật pháp của Hoa Kỳ thông qua quy chế tiếp nhận, ngoại trừ ở Louisiana từ đó Pháp luật Anh và cung cấp cơ sở nền tảng cho truyền thống pháp lý và chính sách ở Mỹ mặc dù nó không có thẩm quyền thay thế pháp luật.
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA
1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành
Hệ thống pháp luật này bao gồm pháp luật xuất hiện ở các nước Châu Âu lục địa trên cơ sở các truyền thống pháp luật La mã, pháp luật quy tắc và pháp luật tập quán địa phương. Đây là hệ thống luật pháp có lịch sử lâu đời nhất và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hệ thống luật pháp khác. Hệ thống này thường được gọi là hệ thống Dân luật (Civil Law) hay hệ thống luật lục địa (Continental Law).
Hệ thống pháp luật này được xây dựng dựa trên nền tảng các nguyên tắc pháp lý phát triển ở Châu Âu do các luật gia La Mã xây dựng nên. Xã hội Châu Âu quan niệm pháp luật là chuẩn mực của sự công bằng, là tiêu chí cơ bản để điều chỉnh hành vi xã hội, vì thế ở hệ thống pháp luật này luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục, biểu hiện:
Về phương diện lịch sử, hệ thống Dân luật xuất hiện từ năm 450 trước Tây lịch, khi La Mã áp dụng hệ thống luật được ghi trong “12 bảng luật”. Nhưng sự kiện có ý nghĩa nhất trong lịch sử phát triển của hệ thống Dân luật là công tác pháp điển (chọn lựa, sắp xếp, đơn giản hóa) tất cả luật pháp La Mã được thực hiện dưới thời Hoàng Đế Justinian (483 – 565). Sau khi được pháp điển, luật La Mã được mang tên Bộ Dân luật (tiếng La tinh: Corpus Juris Civilis), ban hành năm 534. Đây có thể xem là công trình luật pháp thành văn quan trọng đầu tiên của lịch sử loài người. Khi những bộ tộc Đức (Germanic) xâm lăng đế quốc phía Tây Châu Âu, một số qui định của luật La Mã đã được thay thế bằng luật bộ tộc Đức. Tuy nhiên, vì tinh thần của luật Đức là căn cứ vào yếu tố cá nhân, không căn cứ vào yếu tố lãnh thổ, nên dân chúng của đế quốc La Mã cũ cùng con cháu họ vẫn được phép sử dụng luật La Mã. Giáo hội Công giáo La Mã cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì luật pháp La Mã cũ vì giáo luật, tức là luật dùng trong các Toà án của giáo hội, đã được xây dựng theo luật La Mã.
Vào thế kỷ thứ 11 và 12 (thường gọi là thời Trung cổ), khi tìm được nguyên văn Bộ Dân luật Corpus Juris Civilis, các học giả bắt đầu nghiên cứu và giải thích, hiện đại hóa những nội dung luật cũ cho phù hợp với tình hình xã hội thời đó . Nơi nổi tiếng nhất trong việc nghiên cứu, truyền bá Bộ dân luật La Mã này là các trường đại học ở vùng Bắc nước Ý trong đó nổi tiếng nhất là trường Đại học Bologna. Từ trường đại học này, các nhà luật học của các nước Châu Âu đã trở về nước của họ, gieo rắc tư tưởng và nội dung của Dân Luật La Mã. Họ mở trường luật ở Paris, Oxford, Prague, Heidelburg, Copenhague; họ làm luật sư cho giáo hội, cho các vua chúa, và cho các vùng lãnh thổ khắp Châu Âu. Nhờ cùng được đào tạo chung theo một nội dung , luật gia của các nước Châu Âu đã tạo nên những Bộ Dân Luật của nước họ xây dựng trên nền tảng chung là luật La Mã. Vào thời kỳ đầu của thời kỳ phục hưng thế kỷ 13 – 14) ở Châu Âu, người ta đã dùng thuật ngữ Jus Common (là luật chung) để chỉ luật của nước Châu Âu vì cùng có chung nền tảng là luật La Mã, giáo luật, cùng các lời giải thích, bình luận của các chuyên gia luật La Mã.
Vào thời Phục hưng, nên kinh tế Châu Âu cũng bắt đầu phát triển sau một thời gian dài trì trệ. Sự xuất hiện của các đô thị kéo theo sự thành lập chợ búa, hội chợ thương mại, ngân hàng; sự phát triển nhanh chóng của hàng hải và giao dịch thương mại đường dài đã mở ra những trung tâm thương mại lớn và nhu cầu phải có luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Cả Luật La Mã và Luật bộ tộc của Đức đều không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại (luật La Mã thì chủ trương một đế quốc cai trị mọi người, luật bộ tộc Đức thì chỉ phù hợp với xã hội nông nghiệp). Do đó, các thương gia đã tự điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo tập quán của họ, lập ra tòa án riêng (gọi là toà chân đất – pepoudrous court) để xét xử việc kinh doanh giữa họ với nhau theo tiêu chuẩn thực tế và công bằng. Sau một thời gian, những tập quán, qui tắc này được các tòa án của Nhà nước và giáo hội chấp nhận, gọi là luật của thương gia (Law Merchant); được xem là luật quốc tế áp dụng trong kinh doanh qua biên giới các quốc gia. Những nội dung của luật thương gia cũng vượt biển qua áp dụng ở Anh, tuy rằng từ trước đó, Anh quốc đã không chấp nhận luật La Mã. Nhiều qui định của luật thương gia ngày xưa hiện nay đã được chấp nhận, đưa vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về bán hàng quốc tế (CISG) năm 1980.
Đến thế kỷ 16 và 17, trung tâm của luật học châu Âu được chuyển đến Pháp và Hà Lan. Với tinh thần khoa học sáng suốt và ý thức quốc gia, giới luật học châu Âu đã tập trung nổ lực để xây dựng nền luật pháp quốc gia theo tinh thần của luật La Mã cũ, mà theo họ không phải là do một quyền lực cao siêu nào đặt ra, mà chỉ là những lẽ phải tự nhiên (Universal law of nature). Hai bộ luật quốc gia có giá trị của thời này là Bộ Dân Luật Pháp năm 1804 và Bộ Dân Luật Đức năm 1896 . Bộ dân Luật Pháp được đề cao và mô phỏng ở Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, La Tinh America, Phi Châu, Nam Sa mạc Sahara, Đông dương, và Indonesia. Bộ Dân Luật Đức thì được theo ở Ao, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Hungary, Thụy Sĩ , Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Hàn Quốc.
Như vậy, trong suốt một thời gian dài các nước đã lấy luật La Mã để áp dụng trực tiếp ở các quốc gia và coi đó là một chuẩn mực bất di, bất dịch. Tuy nhiên, kể từ khi Naponeon Bonapác xây dựng bộ luật Dân sự cho nước Pháp quan niêm này mới từng bước được thay đổi. Đần dần các yếu tố quốc gia và yếu tố dân tộc đã được đề cao trong pháp luật, vì thế vai trò của pháp luật thực định đã được nâng cao. Ở hệ thống pháp luật này tập quán, án lệ không được thừa nhận chính thức. Do đó, về nguyên tắc chỉ có luật do cơ quan có thẩm quyền thay mặt cho nhân dân, cho quyền lực nhà nước ban hành mới có giá trị là nguyên tắc cơ bản. Nhưng để tránh tình trạng có những phạm vi không có luật điều chỉnh, vì thế ở những nước này đều cho phép ở những mức độ khác nhau sự uỷ quyền pháp luật (chấp nhận các văn bản của cơ quan hành pháp nhiều khi có giá trị tương ứng với luật hoặc có giá trị giải thích chính thức).
Chuyển sang giai đoạn sau, hệ thống pháp luật này có những bước phát triển, cụ thể:
Hiện nay hệ thống pháp luật này bao quát pháp luật các nước thuộc Tây Âu lục địa, pháp luật của phần lớn các quốc gia thuộc Trung Mỹ, Nam Mỹ (là những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, Bồ đào Nha và Pháp), pháp luật của nhật bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Thái Lan và một số nước Châu Á khác. Ngoài ra, pháp luật của nhiều quốc gia Châu Phi, các nước thuộc vùng Trung cận Đông, và Trung Đông cũng bị ràng buộc bởi hệ thống pháp luật này. Ở vùng Á – Phi pháp luật Rôman – Giéc manh có sự tác động phức hợp với luật Hồi giáo và Luật tập quán hết sức phức tạp.
Có thể nói hệ thống pháp luật Rô man – Giéc manh là hệ thống pháp luật có lịch sử lâu đời và ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới.
Ở hệ thống pháp luật này pháp luật được chia thành luật công và luật tư, xuất phát từ quan niêm của các luật gia La Mã (tiêu biêu là Ulpien) cho rằng: quan hệ giữa người thống trị và người bị thống trị là quan hệ đặc thù, nó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh khác với sự điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, lợi ích công và lợi ích tư không thể đem so sánh với nhau. Quan niệm này sau này được các học giả hiện đại theo trường phái luật tự nhiên kế thừa, với quan điểm cho rằng: Luật công là lĩnh vực quy định các quy chế và trật tự hoạt động của các cơ quan nhà nước và quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, nó có một phạm vi hết sức đặc thù. Các luật gia đã đưa ra các ngành khoa học pháp lý mới, liên quan mật thiết đến Hiến pháp, quản lý hành chính như luật tài chính công, luật công pháp quốc tế… và cho rằng, chính luật công là yếu tố đảm bảo quyền tự nhiên và tự do của con người. Chính vì sự phân chia pháp luật thành hai nhánh như vậy nên hệ thống tài phán của các nước cũng phân chia thành hai lĩnh vực công và tư.
Luật công bao gồm các ngành luật và chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với cá nhân nhằm hướng tới việc thiết lập và bảo vệ lợi ích công.
Pháp luật công có những đặc điểm sau:
Các ngành luật nằm trong hệ thống luật công ở các quốc gia cụ thể là không giống nhau, xuất phát từ đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội cũng như cách thức nhìn nhận về pháp luật ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung ở các nước thuộc hệ thống pháp luật này đều xếp 3 ngành luật sau thuộc vào luật công, cụ thể: Luật Hiến pháp, luật hành chính và luật tài chính công.
Ví dụ, Ở nước Pháp hệ thống luật công bao gồm:
Hệ thống các ngành luật công của Đức : Luật Hiến pháp; Luật Hành chính; Luật thuế; Luật Hình sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật tôn giáo; Công pháp quốc tế.
Bao gồm các ngành luật, chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa cá nhân với nhau và với pháp nhân.
Cần chú ý rằng, các đặc điểm của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được thể hiện một cách đầy đủ nhất chính ở lĩnh vực này, vì thế mà các luật gia thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thường gọi hệ thống này dưới thuật ngữ “Civil Law”.
Luật tư bao gồm nhiều ngành luật, như: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Tố tụng dân sự, Luật về sở hữu công nghiệp và quyền tác giả …
Một điều cần chú ý khi tiếp cận hệ thống pháp luật này dưới góc độ pháp luật của từng quốc gia cụ thể đó là sự rất khó phân biệt ranh giới giữa những ngành thuộc pháp luật công và pháp luật tư, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ , trên thực tế có sự giao thoa giữa các quy phạm của luật công và luật tư. Chính vì vậy đã làm xuất hiện khái niệm “luật hỗn hợp”, ví dụ một số ngành luật có sự đan xen giữa luật công và luật tư như: Pháp luật hình sự, Pháp luật lao động, Pháp luật về sở hữu công nghiệp và quyền tác giả, tư pháp quốc tế… Một thực tế để minh chứng là lĩnh vực luật bảo hiểm. Nếu như việc ký kết hợp đồng bảo hiểm thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luật tư thì việc kiểm soát nó lại thuộc về nhà nước thông qua hoạt động của Bộ tài chính và nó lại thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luật công. Hay trong lĩnh vực pháp luật hình sự, trước đây lĩnh vực này được xếp vào nhóm luật công, trong những năm gần đây, các luật gia thuộc hệ thống pháp luật này lại cho rằng nó thuộc loại luật hỗn hợp, bới lẽ: nếu việc quy định tội phạm và biện pháp chế tài áp dụng cho tội phạm liên quan đến quyền lực nhà nước và vì thế nó thuộc lĩnh vực luật công, nhưng nếu xét dưới khía cạnh bảo vệ quyền cá nhân như quyền tư hữu, quyền tự do cá nhân…thì nó lại liên quan đến luật tư.
Các ngành luật có sự đan xen hai lĩnh vực pháp luật: pháp luật lao động; pháp luật nông nghiệp; pháp luật về sở hữu công nghiệp và quyền tác giả; pháp luật về không khí; pháp luật về rừng; pháp luật về khai khoáng; pháp luật bảo hiểm; pháp luật giao thông; tư pháp quốc tế. Riêng đối với Tư pháp quốc tế, về truyền thống những quan hệ do nó điều chỉnh thuộc phạm vi luật tư. Tuy nhiên, có một số vấn đề do nó đề cập đến lại thuộc luật công như việc xác định dân tộc.
1.3. Nguồn của hệ thống pháp luật Civil law
Trong hệ thống pháp luật Dân luật, đạo luật hay văn bản quy phạm pháp luật được coi là loại nguồn chiếm vị trí quan trọng, trung tâm so với các loại nguồn khác.
Trong hệ thống pháp luật này, ở tất cả các quốc gia đều có Hiến pháp thành văn, Hiến pháp giữ vị trí số một trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Giá trị tối cao của Hiến pháp đều được các quốc gia thừa nhận, thể hiện điều này một cách cao nhất là phần lớn các quốc gia đều có cơ chế giám sát của Tòa án đối với tính hợp hiến của các đạo luật thông thường.
Sau Hiến pháp là đến các văn bản luật do Nghị viện ban hành, trong đó vai trò quan trọng là các Bộ luật dân sự và Bộ luật thương mại vì trong các nước này mảng luật tư được coi là truyền thống.
Vị trí sau đó là các văn bản dưới luật (Reglement) do cơ quan hành pháp ban hành. Các văn bản dưới luật bao gồm các loại sau đây:
Luật thành văn của nước Pháp được tập hợp chính thức trong Công báo của Cộng hoà Pháp (Journal official de la République Francaise) và các tuyển tập Luật và Nghị định (Lois et Décrets). Trong công báo còn một số phụ lục ghi chép các dự thảo luật.
Ở Đức, các đạo luật được tập hợp trong các tuyển tập như Budesgesetzblatt, Schonfelder: Deutsche Gesetze, Sartorius: Verfassungs und verwaltungsgesetze I.
Bên cạnh sự giống nhau là chủ yếu, vẫn có sự khác nhau trong thực tiễn các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa liên quan đến vấn đề luật thành văn. Người Pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu nhất, nôm na nhất, trong khi đó người Đức thích sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành một cách chính xác nhất, làm cho luật pháp trở thành một khoa học khá bí hiểm. Bên cạnh đó còn có sự khác nhau vền vấn đề kiểm soát tính hợp hiến của luật, giải thích luật, v.v..
Việc sử dụng luật thành văn làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy pháp lí của Civil law: đó là chủ nghĩa duy lí (rationalism) hay tư duy theo lối diễn dịch, đi từ cái phổ quát đến trường hợp cá biệt. Phương pháp tư duy này bắt nguồn từ viêc coi trọng pháp điển hóa, khái quát các trường hợp của cuộc sống. Nó dẫn tới hệ quả quan trọng là làm thành một hệ thống pháp luật đóng, kém linh động, giới hạn các thẩm phán trong việc áp dụng các văn bản pháp luật có sẵn, từ đó dẫn đến sự ỷ lại, bị động và kém sáng tạo trong hoạt động xét xử.
Đặc điểm của qui phạm pháp luật :
Được pháp điển hóa trong các văn bản pháp luật và thường là do cơ quan lập pháp có thẩm quyền ban hành. Các thẩm phán trong quá trình xét xử có nhiệm vụ áp dụng các qui phạm pháp luật mà không được tự tạo ra qui phạm pháp luật tức là không được tham gia vào hoạt động lập pháp. Phán quyết của tòa không tạo thành tiền lệ pháp.
Nguyên tắc sự thống trị của luật (règle de droit) : hầu hết các qui phạm pháp luật được xây dựng sao cho mang tính khái quát nhất, toàn diện nhất, chính xác nhất để thẩm phán có thể tìm thấy ngay trong qui phạm pháp luật giải pháp cho mọi tranh chấp nảy sinh có liên quan, không cần phải giải thích.
Tuy nhiên các nhà lập pháp thì không thể khái quát toàn bộ cuộc sống. Vì thế mà khi đưa ra giải pháp cho trường hợp cụ thể thì không thể áp dụng ngay một quy phạm pháp luật mà cần phải suy xét nó trong cả một hệ thống. Điều này tạo nên rắc rối rất lớn, có thể xảy ra trường hợp các quy phạm pháp luật mâu thuẫn nhau trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH.
Tập quán có tính hai mặt trong hệ thống pháp luật này, nó vừa có tính chất là loại nguồn bổ sung cho pháp luật, ngoài luật thậm chí còn là đối lập với luật. Nhìn chung, ở các nước thuộc hệ thống pháp luật này tập quán mất tính chất là loại nguồn độc lập của pháp luật.
Tập quán pháp là một cách xử sự có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà sự cần thiết và phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát, không cần một văn bản mang tính bắt buộc nào. Bản chất của tập quán pháp được dựa trên 2 yếu tố:
Theo luật của Pháp, có các loại tập quán pháp sau đây:
Quan điểm mang tính chất học thuyết coi thực tiễn xét xử là nguồn của hệ thống pháp luật Dân luật có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một trong những nguồn bổ sung của pháp luật. Trước hết, điều này liên quan đến “án lệ phúc thẩm”. Tòa án phúc thẩm là cấp xét xử cao nhất. Do đó, về thực chất nhiều quyết định, nguyên tắc của cấp tòa án này đưa ra cso thể được các tòa án khác tiếp nhận khi giải quyết những vụ việc tương tự với tư cách là án lệ thực tế.
Án lệ được hiểu là các bản án, quyết định của toà án, trọng tài. Cụ thể hơn, án lệ là lời giải thích các quy phạm pháp luật của các thẩm phán. Các bản án Pháp, với tính ngắn gọn, xúc tích, thường có nội dung rất khó hiểu, còn các bản án Đức lại thường rất dễ hiểu.
Ở Pháp, bản án và các phần luận cứ thường rất ngắn, một phần là vì các ý kiến đồng tình và phản đối đều không được công bố, và bản án thường không có phần viện dẫn tới các nguồn khác, trừ các đạo luật. Đặc biệt, các bản án của toà phá á (toá án tư pháp tối cao) thường tóm tắt đến mức rất khó hiểu. Các học giả Pháp ít có năng khiếu bình luận về các Bộ luật (hoặc các văn bản pháp luật khác) hơn các học giả Đức.
Khác với các phán quyết của toà án Pháp, các phán quyết của toà án Đức không chỉ trích dẫn các đạo luật, mà còn trích dẫn cả các phán quyết trước đây và các nguồn luật khác. Như vậy, phán quyết của toà án Đức gần giống như bài luận về khoa học luật. Trong các tạp chí luật, các phán quyết thường được in dưới dạng tóm tắt hoặc trích đoạn, đôi khi phán quyết còn được cấu trúc lại, và nếu có đề cập đến các tình tiết thì chỉ lướt qua. Điều này hơi khó hiểu đối với luật gia Anh – Mỹ, bởi vì theo họ tình tiết của một vụ việc là vô cùng quan trọng.
Các học thuyết pháp lý là toàn bộ các công trình nghiên cứu của các học giả, các ý kiến, bài viết, v.v.. Liên quan đến luật. Các công trình nghiên cứu này có hình thức và bản chất đa dạng. Các tác giả chủ yếu là các giáo sư luật, các quan toà và những nhà thực hành luật (luật sư, trọng tài viên, v.v..). Trước khi có luật thành văn, các học thuyết ra đời từ các trường đại học là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Ngày nay, có trường phái phủ nhận vai trò nguồn luật của học thuyết. Nhưng trên thực tế, học thuyết là một nguồn luật quan trọng. Vai tròn của nó được thể hiện ở chỗ: nó tạo ra các thuật ngữ, các khái niệm pháp lý mà các nhà lập pháp buộc phải sử dụng, các phương pháp tiếp cận khoa học pháp lý, và phát triễn văn hoá pháp lý. Ở các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, các phán quyết của toà án thường rất khó hiểu: việc mộ tả các tính tiết của vụ án thường là ngắn và các lập luận không được trình bày rõ ràng trong các bản án, quyết định của toà án. Như vậy, khi người đọc không hiểu, họ phải tìm hiểu thêm các vấn đề đó qua các bài viết nghiên cứu của các học giả. Các học thuyết giải thích rõ vụ việc, giúp người đọc hiểu rõ vụ việc đó, hiểu được quy định của pháp luật, và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn xét xử. Học thuyết có thể gợi ý cho các nhà lập pháp các giải pháp pháp lý mới, gợi ý cho các thẩm phán cách giải thích luật phù hợp với nhu cầu mới của xã hội. Vì vậy, có thể nói rằng, học thuyết cũng là một loại nguồn của pháp luật.
Trong hệ thống pháp luật Dân luật học thuyết giữ vị trí đặc biệt, vì học thuyết là nền tảng để soạn thảo các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng Hệ thống pháp luật này. Học thuyết đóng vai trò đặc biệt trong việc soạn thảo các đạo luật. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động áp dụng pháp luật (trong việc giải thích các đạo luật).
Qua các điểm trên cho thấy hệ thống pháp luật Dân luật đã có sự ảnh hưởng rộng khắp đến đời sống pháp luật trên thế giới. Nó đã làm hình thành một loạt các cấu trúc và quan niệm pháp lý được phổ biến và thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Các cấu trúc và quan niệm đó là: