Khái quát chung về năng suất lao động
Công ty xuất khẩu lao động và dịch vụ thương mại Biển Đông (TP Hồ Chí Minh) thông tin định hướng cho người lao động trước khi sang Nhật Bản. Ảnh: NGUYỄN TRÚC
Trong thời gian tới, cánh cửa để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được dự báo sẽ rộng mở hơn, với nhiều sự lựa chọn, đa dạng ngành nghề và thu nhập cao hơn. Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) đợt 1 năm 2024 với số lượng dự kiến hơn 15.000 người. Các thị trường lao động khác như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore cũng có nhu cầu tuyển chọn số lượng lao động lớn; trong khi đó, các nước như Australia, Đức, Canada... cũng đang thiếu hụt nhân lực có tay nghề về an sinh xã hội, điều dưỡng, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí...
Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tại Hội thảo "Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước" mới được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, một trở ngại đáng chú ý là nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đầy đủ; chi phí đi làm việc ở nước ngoài cao; công tác quản lý, bảo hộ công dân đối với lao động Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập; năng lực của một số tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu...
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động xuất khẩu, cần giám sát chặt chẽ công tác tuyển chọn, đào tạo lao động của các doanh nghiệp; chú trọng kết nối doanh nghiệp với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động chất lượng. Ông Phạm Anh Thắng, Phó chánh Văn phòng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, cùng với những cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong đào tạo người lao động, vì vậy, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc quy định của luật, phải có cơ sở đào tạo hoặc liên kết đào tạo theo mô hình chuẩn...
Ngoài ra, các địa phương cần lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tế trên đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa công tác đào tạo nghề, kỹ năng cho người lao động trước khi đưa họ đi làm việc. Bà Dương Thị Thu Cúc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn (Saigon Intergco) tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Công ty luôn ưu tiên chất lượng mà không theo số lượng, thậm chí khi nghiệp đoàn yêu cầu đi nhanh, Công ty sẽ từ chối nếu người lao động chưa được đào tạo đầy đủ. Theo đó, Công ty chú trọng làm tốt công tác đào tạo người lao động về chuyên môn, ngoại ngữ và lòng tự hào dân tộc, để từ đó người lao động có ý thức phấn đấu, rèn luyện cho bản thân và tương lai.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thông tin, năm 2024 sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài...
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn lao động tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh tham dự Hội thảo.
Báo cáo tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu cho biết, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh gần 770.000 người (lao động khu vực thành thị chiếm 23,81%; lao động khu vực nông thôn chiếm 76,19%); trong đó, số lao động trong độ tuổi có việc làm khoảng 620.000 người.
Giai đoạn 2016 - 2022, số lượng, chất lượng lao động của tỉnh được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, từng bước chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Người lao động từng bước tiếp cận được với nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là những ngành có tay nghề cao để đáp ứng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng số lao động trong độ tuổi tăng từ 78,95% vào năm 2016 lên 83,25% vào năm 2022. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng nâng lên, năm 2016 là 53,75%, đến năm 2022 tăng lên 62,31%. Người lao động có việc làm sau đào tạo nghề chiếm 89,16%.
Tuy nhiên, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo của tỉnh vẫn còn cao, tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt thấp, cuối năm 2022 mới đạt 28,65%. Công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hằng năm còn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, chế độ lương, đãi ngộ còn chưa cao, chưa thu hút nhiều lực lượng lao động trong tỉnh (khoảng 160.000 người làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh).
Lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2030, Sóc Trăng sẽ có 10 khu công nghiệp, 18 cụm công nghiệp; nhiều dự án, công trình trọng điểm được đầu tư. Vì vậy tỉnh cần số lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao. Dự kiến, nhu cầu lao động mới tuyển dụng vào làm việc tại các khu công nghiệp giai đoạn 2023 - 2025 là 66.000 lao động, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200.000 lao động.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đề nghị Sóc Trăng sớm rà soát, chủ động ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh về việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội, tập trung vào các nội dung như: kỹ năng lao động, việc làm thỏa đáng và an sinh xã hội bền vững. Tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, các giải pháp cần tính tới sự liên kết tỉnh, liên kết vùng; đầu tư, nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng kết nối liên tỉnh, liên vùng, đảm bảo nguồn cung cả về số lượng và chất lượng cho phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ưu tiên phục vụ các ngành mũi nhọn, có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển...
Tại hội thảo, tham luận của các đơn vị quản lý, ngành chuyên môn, doanh nghiệp, viện, trường đại học…đã đóng góp các ý kiến thảo luận tập trung vào các chương trình mục tiêu để đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động.
Đại diện Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng tỉnh cần tranh thủ các nguồn lực để tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, góp phần hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến. Công tác thu thập thông tin thị trường lao động cần được chú trọng, cập nhật kịp thời vào cơ sở dữ liệu người tìm việc - việc tìm người, làm cơ sở cho việc cung cấp, phân tích, dự báo thị trường lao động, phục vụ tốt cho công tác tư vấn, kết nối việc làm trong, ngoài nước của Trung tâm.
Nhiều ý kiến khuyến nghị đến Sóc Trăng cần tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên trong địa bàn có cơ hội hợp tác liên kết đào tạo với các viện, trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo của địa phương và xã hội. Đại diện lãnh đạo trường Đại học Cần Thơ đề xuất tỉnh cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ở các trường về các nội dung liên quan đến quản lý và phát triển trường học.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Esuhai đề xuất UBND tỉnh Sóc Trăng nâng cao chất lượng nguồn lao động gắn với đưa người lao động đi làm việc, thực tập sinh, du học ở nước ngoài. Trường Đại học Cửu Long đề xuất tỉnh cần bổ sung chính sách, tạo điều kiện thu hút người có trình độ chuyên môn cao, các nhà quản lý giỏi, chuyên gia đến làm việc tại tỉnh… Các ý kiến cũng đề nghị Sóc Trăng cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng loại hình trường, phát triển các trường ngoài công lập; xây dựng trường chất lượng cao ở các bậc học…
Trong nhiều năm qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng như các địa phương trong cả nước đều xác định xuất khẩu lao động là con đường giải quyết việc làm và tạo thu nhập cao, hiệu quả, nên rất chú trọng công tác này. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, cả nguồn cung và nguồn cầu lao động nước ngoài đều trong trạng thái chưa xác định rõ được thời gian kết nối trở lại. Để có thể nhanh chóng vực dậy thị trường xuất khẩu lao động ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và đạt chỉ tiêu mà Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 90.000 chỉ tiêu năm 2021, các địa phương, công ty xuất khẩu lao động cần có sự chuẩn bị sẵn sàng ngay từ bây giờ.
Sau ngành hàng không, khách sạn và du lịch, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã phải cố gắng tìm mọi nguồn lực để duy trì hoạt động vì doanh thu sụt giảm.
Bà Phan Thị Hải Anh, Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo nhân Lực Á Châu cho biết, năm 2020, công ty chỉ đưa được hơn 100 người lao động xuất cảnh đi làm việc ở thị trường Nhật Bản, giảm 1 phần 3 so với kế hoạch đặt ra. Số lao động tuyển mới theo đơn đặt hàng năm cũng giảm mạnh chỉ được gần một trăm lao động. Trước thực trạng này, công ty tăng cường chất lượng đào tạo, đẩy mạnh tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng và từng bước nâng cao thu nhập cho lực lượng đi làm việc ở nước ngoài khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Bà Phan Thị Hải Anh hy vọng năm 2021, dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát và hoạt động xuất khẩu lao động sẽ có thể hồi phục: "Thời điểm này, đơn hàng của chúng tôi về vẫn liên tục. Đối tác có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Số lượng tồn đọng đơn hiện tại gần 30 đơn mà chúng tôi vẫn chưa thể triển khai được. Mong muốn nếu như tình hình Tết ra mà dịch được kiểm soát, nguồn được cung cấp đầy đủ, chúng tôi kỳ vọng vào số lượng bay 400 đến 500 lao động. Chúng tôi có những xưởng may liên kết song hành với việc định hướng nghề nghiệp giáo dục và ngoại ngữ, có các buổi thực hành cũng như là làm việc tại các cơ sở nghề nghiệp giống như các xưởng may, xưởng dệt, xưởng cơ khí, để các bạn duy trì tay nghề, đảm bảo khi được bay sang Nhật không bị ảnh hưởng đến tay nghề đã có trước đây được tuyển chọn".
Hiện, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường. Hậu quả mà dịch bệnh gây ra đã và đang tác động lên mọi mặt của đời sống, xã hội. Và những khó khăn đó cũng không phải là ngoại lệ đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động của Việt Nam. Từ thực tế đó, năm 2021, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giảm hơn so với chỉ tiêu năm 2020 là 40.000 lao động. Thị trường xuất khẩu lao động tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
Để từng bước phục hồi hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình và trạng thái bình thường mới tại Việt Nam, cũng như tại các quốc gia tiếp nhận lao động, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các công ty tư vấn, tuyển chọn, đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng, chống dịch Covid-19; kết hợp đào tạo trực tuyến đối với lao động chưa thể tập trung đào tạo trực tiếp; đồng thời chủ động trao đổi với đối tác nước ngoài trên cở sở chính sách, quy định của nước sở tại để bảo đảm người lao động nhập cảnh hợp pháp, an toàn.
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết: "Cục sẽ phối hợp cơ quan chức năng tìm kiếm thị trường lao động ngoài nước có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có thu nhập cao cho người lao động. Bên cạnh đó, cũng sẽ hợp tác với các nước trong vấn đề giải quyết ký thỏa thuận, Hiệp định để phối hợp giữa Việt Nam và các nước trong vấn đề giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động một cách kịp thời, bảo vệ được quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng lao động nghề đi làm việc, vừa đáp ứng được nhu cầu bên nước ngoài về trình độ ngành nghề cũng như ngoại ngữ. Người lao động có được vị thế tốt, có thu nhập cao và có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, trình độ ở nước ngoài sau này về làm việc trong nước dễ kiếm được việc làm hơn".
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ góp phần vào việc giải quyết việc làm mà còn góp phần nâng cao đời sống của người lao động và gia đình. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiến từ nước ngoài, thay đổi cuộc đời như chia sẻ của chị Đào Thị Chi, quê ở Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đi lao động xuất khẩu ở Nhật Bản hiện đang làm cho một công ty đào tạo lao động sang Nhật Bản: "Quyết định đi Nhật là một may mắn. Tôi cũng hỗ trợ được cho gia đình mình một phần chi phí. Tôi cũng có những khoản tích góp để có thể tự trang trải chi phí học tập cho chính bản thân mình, có cơ hội tìm hiểu và được làm việc trong môi trường năng động hơn. Thay vì nếu như không đi thì có thể tôi làm một người nông dân giống bố mẹ hoặc làm công nhân nhưng mà đi rồi thì mình học tập được nhiều kiến thức mới và không phải làm nông nghiệp giống bố mẹ. Tôi là người đầu tiên của xã đi sang Nhật. Sau 3 năm đi mình truyền được niềm tin cũng như là thay đổi của mọi người. Ví dụ như xã của mình hiện tại có tới 80 % thanh niên đi sang Nhật làm việc".
Trong khi chờ đợi các nước đối tác và trong nước kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, các địa phương và các công ty xuất khẩu lao động đã và đang tập trung đào tạo cho người lao động về trình độ tay nghề, ngoại ngữ. Khi đủ điều kiện có thể cung ứng ngay cho những thị trường lao động có yêu cầu. Và không để bị động, ngành Lao động, các đơn vị xuất khẩu lao động cũng đã khảo sát, nắm danh sách, hoàn cảnh những lao động đang chờ xuất cảnh, để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Có thể nói xuất khẩu lao động là một giải pháp tích cực trong mục tiêu quốc gia về vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đây cũng là nguồn lao động có tay nghề, trình độ, ý thức kỷ luật nên đây cũng chính là nguồn nhân lực thay đổi đời sống của gia đình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước./.