Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý, điều tra vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” quy định tại Điều 364, Điều 354 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, theo quyết định chuyển vụ án hình sự để điều tra theo thẩm quyền của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Ngày 5/12, Bộ Công an thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup), Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame (Công ty Egame) và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 25/QĐ-CSKT-P6 ngày 21/3/2024. Căn cứ kết quả điều tra mở rộng vụ án, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" xảy ra tại Tập đoàn Egroup, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Nhất Trần (Công ty Nhất Trần) và một số đơn vị liên quan.
Cơ quan điều tra ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Thủy về tội “Đưa hối lộ”, quy định tại Khoản 4 Điều 364 BLHS.
Cơ quan điều tra cũng ra Quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn, khám xét đối với 4 người gồm: Tống Thị Kim Liên (Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành Công ty Nhất Trần) về tội “Nhận hối lộ”; Phạm Thị Thanh Thọ (Kế toán trưởng Tập đoàn Egroup), Nguyễn Thị Hoài Hương (Kế toán Công ty Egame) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Mạnh Phú (Giám đốc tài chính Tập đoàn Egroup, Kế toán trưởng Công ty Egame) về tội “Đưa hối lộ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, vào cuối tháng 3, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy), đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Egroup và Công ty Egame để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng bắt tạm giam đối với bị can Đặng Văn Hiển, Trưởng ban quan hệ, cổ đông Công ty Egame để điều tra về cùng hành vi.
Cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản và đề nghị những người bị hại đến trình báo./.
Ngoài 6 bị can là người của Bộ Thương mại, có 12 bị can ở các cơ quan, công ty khác bị truy tố trong vụ án “Chạy quota hàng xuất khẩu ở Bộ Thương mại”, gây phẫn nộ trong dư luận...
Trong số 12 người này, “cộm cán” nhất phải kể đến Nguyễn Cương và Bùi Văn Tuấn. Hai người cùng cấu kết với nhau trong những phi vụ có khoản tiền chi chạy quota rất lớn.
Bị can Nguyễn Cương SN 1945, đã tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I, có gần 10 năm làm việc tại Sở Thương mại TP HCM. Nhờ ở cương vị này nên bị can Cương có mối quan hệ với bị can Mai Văn Dâu, Lê Văn Thắng... là những người phụ trách phân phối hạn ngạch hàng dệt may ở Bộ Thương mại.
Còn bị can Bùi Văn Tuấn, SN 1977, đã tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 2003 Tuấn lập công ty TNHH Tomotake với vốn điều lệ ban đầu khoảng 300 triệu đồng, sau đó không hiểu bằng cách nào nâng lên tới 50 tỷ đồng !
Thực chất, trụ sở Công ty Tuấn đi thuê, tài sản không có gì lớn, ngành hàng kinh doanh là môi giới nhà đất, việc làm, tư vấn đầu tư v.v..., chứ chẳng liên quan gì tới công việc XNK!
Không hiểu Tuấn biết cách “thuốc” thế nào mà bị can Lai Wai Hung (Công ty Sun Dance) và ông Tsang Tak Lung (Công ty Leader One) “mê” ký hợp đồng thuê công ty của Tuấn chạy hộ hạn ngạch, tổng giá trị 2 HĐ lên tới hơn 1 triệu USD!
Chẳng thể một mình “tay không bắt giặc” Tuấn tìm cách làm quen và đặt vấn đề nhờ bị can Cương (lúc này đã rời Sở Thương mại sang làm Phó ban QL các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM). Cương nhận lời giúp.
Thật ra đây không phải lần đầu Cương tham gia những phi vụ kiểu này, trước đây nhiều DN muốn có thêm quota XK cũng đã từng nhờ Cương “gõ cửa” Vụ XNK Bộ Thương mại.
Do có quan hệ với bị can Mai Văn Dâu từ trước, và chắc là cũng muốn thể hiện uy lực của mình với các DN, tháng 6/2003 bị can Cương đã dẫn các đối tác nước ngoài đến nhà bị can Dâu chơi để tìm hiểu về việc phân phối hạn ngạch.
Tháng 7/2003, bị can Cương lại “thiết kế” để bị can Dâu đi thăm các cơ sở SX của 2 công ty Sun Dance và Leader One. Bùi Văn Tuấn cũng được đi “ké” vào đoàn này.
Sau khi được “ban phép”, Bùi Văn Tuấn đã tin tưởng trao cho Nguyễn Cương 140 nghìn USD. Tuấn khai, do Cương xúi Tuấn phải “bôi trơn” thêm các mối quan hệ khác để việc xin quota được thuận lợi nên Tuấn đưa riêng cho Mai Thanh Hải 5 nghìn USD và tặng bị can Mai Văn Dâu 5 nghìn USD nữa (bỏ trong túi đựng bộ comple), nhưng cả hai bố con ông Dâu đều không thừa nhận số tiền này.
Vì sau đó Cương không xin được hạn ngạch giúp, Tuấn bị 2 công ty trên thúc ép đòi nợ, nên đã đến đòi Cương. Cương mới trả được Tuấn 30 nghìn USD, số tiền còn lại 110 nghìn nhận từ Tuấn, Cương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thấy Bùi Văn Tuấn không có khả năng, Công ty Sun Dance đã quay sang quan hệ trực tiếp với Nguyễn Cương. Cương lại đồng ý giúp. Khi được cấp hạn ngạch, Lai Wai Hung đã chuyển tiền công cho Cương 18 nghìn USD. Số tiền này Cương khai là đã đưa cho bị can Mai Văn Dâu và Lê Văn Thắng.
Bị can Lê Văn Thắng không thừa nhận, còn bị can Mai Văn Dâu khai chỉ nhận của Cương 4 nghìn USD. Như vậy Nguyễn Cương phải chịu trách nhiệm số tiền 14 nghìn USD không giải trình được.
Ngoài ra, Cương còn chạy quota cho 2 công ty khác. Cương đã nhận 12 nghìn USD từ công ty Đế Vương, 15 nghìn USD từ công ty Lawn Yard để đưa lãnh đạo các công ty này đến nhà riêng của bị can Dâu xin chữ ký vào công văn xin hạn ngạch.
Cương khai đã biếu bị can Dâu 8 nghìn trong tổng số tiền trên, nhưng bị can này chỉ thừa nhận có 2 nghìn, nên số tiền còn lại Cương phải chịu trách nhiệm là 25 nghìn USD.
Như vậy, tổng số tiền còn lại mà bị can Cương nhận để chạy quota là 149 nghìn USD không giải trình được nguồn gốc chi! Hành vi lợi dụng quan hệ để làm môi giới hối lộ những món tiền khổng lồ của một người có chức vụ như Cương là rất nghiêm trọng.
Theo nguồn tin của chúng tôi thì gia đình Cương đã nộp lại khoảng 100 nghìn USD để khắc phục hậu quả, nhưng chắc chắn Cương không thể thoát tội làm “môi giới hối lộ” theo quy định của Bộ luật HS.
Cùng một tội danh trên có Bùi Văn Tuấn. Là người trẻ tuổi, có học vấn, nhưng không hiểu vì lý do gì Tuấn lại dám liều lĩnh nhận của 2 công ty SX hàng dệt may tới trên 300 nghìn đô la để chạy giúp quota trong khi mình hoàn toàn không có khả năng, cũng như chuyên môn nghiệp vụ XNK.
Trừ các khoản đã đưa cho bị can Cương và thanh toán lại cho Sun Dance và Leader One, Tuấn phải chịu trách nhiệm số tiền còn lại là khoảng trên 70 nghìn USD và phạm vào tội “môi giới hối lộ”.
Theo nguồn tin của chúng tôi, ngoại trừ hai bị can mang yếu tố nước ngoài là Lai Wai Hung và Tăng Phát Bảo, thì trong số những bị can còn lại hầu hết có học vấn không cao, nghề nghiệp “thường thường” như: “nội trợ” (Bùi Thị Huyền Nga), “buôn bán” (Trịnh Thị Hồng Điệp, Phạm Anh Tuấn), “chờ nghỉ hưu” (Phan Nghĩa Hiệp)...
Khá hơn có Đặng Vũ Quang, tuy đã tốt nghiệp đại học nhưng khi đi làm chỉ là nhân viên một đại lý vận tải, sau là VĐV đánh cờ. Nguyễn Thị Ngọc Dung cũng có học đại học nhưng chỉ làm đại lý bán thuốc lá. Thế rồi chẳng hiểu vì sao những người này lại trở thành chánh, phó GĐ công ty, tham gia vào việc chạy quota, giả mạo giấy tờ !
Bị can Trần Thu Lan với cương vị PGĐ Công ty TNHH May và Thương mại châu á đã ra Hà Nội tới 17 lần, trong đó gặp trực tiếp nguyên Vụ phó Vụ XNK Lê Văn Thắng 15 lần, 2 lần còn lại gặp các chuyên viên của Vụ XNK.
Hồ sơ xin hạn ngạch, Lan đều đưa tắt, không qua đường văn thư như quy định, để lấy bút phê của “sếp” trước. Và lần nào Lan cũng bỏ “bao thơ” tiền nghìn (USD) trở lên để hối lộ. Lan khai đã đưa Lê Văn Thắng 23 nghìn USD, Đỗ Thúy Lan (chuyên viên Vụ XNK) 1 nghìn USD, Bùi Hồng Minh 4 nghìn rưởi USD, Nguyễn Việt Phú 3 nghìn rưởi USD.
Thế nhưng chỉ có Lê Văn Thắng thừa nhận 15 nghìn, Bùi Hồng Minh nhận 2 nghìn. Như vậy, với số tiền 17 nghìn USD chi chạy quota, Lan đã phạm vào tội “đưa hối lộ”.
Bị can Lưu Thị Minh Hiền với cương vị GĐ Công ty TNHH Hải Minh, nhận làm dịch vụ chạy quota cho Công ty QMI. Lúc ấy việc xin hạn ngạch cho QMI là rất khó. Hiền đưa cho người quen của mình là Trần Kim Dung (hiện đang bỏ trốn) 50 nghìn USD để nhờ “chạy” giúp.
Theo yêu cầu của Dung, Hiền đã mua hóa đơn để làm hồ sơ xin hạn ngạch ưu tiên sử dụng vải và nguyên vật liệu trong nước làm hàng xuất khẩu. Thế nhưng sau này không rõ vì sao Dung lại không đưa những hóa đơn này vào hồ sơ xin hạn ngạch nên Hiền thoát tội “làm giả mạo giấy tờ”. Nhưng với hành vi đưa 50 nghìn USD cho Dung, Hiền đã phạm vào tội “đưa hối lộ”.
Bị can Bùi Thị Huyền Nga chỉ là người làm nghề “nội trợ”. Nhờ có mối quan hệ cá nhân nên Nga đã nhiều lần “tháp tùng” bị can Trần Thu Lan ra Hà Nội, chắp nối với Lê Văn Thắng để Lan xin hạn ngạch.
Nhiều lần bị can Lan đưa hối lộ, Nga đều có chứng kiến, rồi sau đó nhận thù lao từ Lan. Việc đưa và nhận hối lộ Lan đã khai, Thắng và Minh có thừa nhận, nên Nga đã phạm vào tội “môi giới hối lộ”.
Bị can Đặng Vũ Quang như chúng ta đã biết, nhận của Qualitex 1,5 tỷ đồng để chạy quota. Quang đưa cho Mai Thanh Hải 560 triệu đồng ứng trước.
Về sau vì Hải không có công trong việc xin quota cho Qualitex, Quang đòi lại tiền và Hải đã trả Quang để Quang hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận của Qualitex. Tuy Quang đã nộp lại tiền môi giới chạy quota (bất thành), nhưng anh ta vẫn phạm vào tội “môi giới hối lộ”.
Bị can Trịnh Thị Hồng Điệp là người không có trình độ học vấn, từ nhỏ đến lớn chỉ hành nghề buôn bán. Thế mà vẫn có Công ty Hiệp Tường và Công ty Phú Hoa tin tưởng nhờ Điệp đi xin hộ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may!
Thủ đoạn của Điệp cũng chỉ dừng ở mức láu cá của người buôn bán lẻ. Điệp nhận hồ sơ, gửi theo đường văn thư tới Bộ Thương mại rồi... không làm gì cả. Đợi đến khi biết tin 2 công ty trên có thông báo hạn ngạch, Điệp đến nhận “công” của mình.
Bị mắc lừa, 2 công ty Hiệp Tường và Phú Hoa đã để Điệp chiếm đoạt hơn chục nghìn USD. Tuy gia đình Điệp đã nộp lại tiền để khắc phục hậu quả, nhưng Trịnh Thị Hồng Điệp thì vẫn phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị can Phạm Anh Tuấn tuy đã tốt nghiệp ĐH Hàng hải, nhưng hành nghề buôn bán ở TPHCM. Tuấn bị Trịnh Thị Hồng Điệp lừa là có mối quen biết, xin được quota nên đã nhận hồ sơ và tiền của nhiều công ty rồi giao cho Điệp đi “chạy” Bộ Thương mại.
Do sự lôi kéo của Hồng Điệp, Tuấn đã ra giá và nhận khoảng 20 nghìn USD của các công ty cần hạn ngạch. Cùng với Điệp, Tuấn phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị can Phan Nghĩa Hiệp đang chờ nghỉ hưu, nhưng nhờ có quen biết với Mai Văn Dâu và Lê Văn Thắng, nên đứng ra nhận làm dịch vụ xin quota để kiếm lợi.
Do có thời gian dài công tác ở các cơ quan Nhà nước như Cục Cơ khí (Bộ GTVT), Công ty Bảo hiểm - Bộ Tài chính, Công ty vận tải biển Vietfracht... bị can Hiệp khá thạo các thủ tục hành chính Nhà nước.
Hiệp đã hướng dẫn các Công ty Phú Hoa, Thắng Hoành, Mc Call làm hồ sơ, rồi đi xin bút phê duyệt của lãnh đạo Bộ Thương mại cấp quota cho những công ty này. Dĩ nhiên khi có hạn ngạch rồi, các công ty kia đã không quên “công lao” của Hiệp.
Bị can này đã nhận hơn 28 nghìn USD tiền thù lao chạy quota. Hành vi của bị can phạm vào tội “lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Bị can Võ Thị Thanh Hằng làm nghề nội trợ, rồi trở thành chủ DNTN Hoàng Trí ở TPHCM. Hằng đã nhiều lần dùng các hóa đơn mua vải trong nước giả đưa vào hồ sơ xin hạn ngạch ưu tiên và đã được Bộ Thương mại cấp hạn ngạch.
Như vậy Hằng phạm vào tội “làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ giả”. Ngoài ra Hằng còn khai, trong một lần ra Hà Nội lấy hạn ngạch Hằng đã bồi dưỡng Mai Thanh Hải 2,5 nghìn USD.
Lần khác, khi nộp hồ sơ cho Lê Văn Thắng, Hằng đã để kèm “bao thơ” 5 nghìn USD. Tuy nhiên cả hai bị can Thắng và Hải đều không thừa nhận số tiền này.
Xem xét những hành vi phạm tội trên, chắc nhiều người đọc tự hỏi vì đâu mà các “doanh nhân” trình độ xoàng xĩnh lại dễ dàng trở thành các “chuyên gia” uy lực trong lĩnh vực xuất khẩu?
Chỉ có thể tạm bằng lòng với suy luận, những người này đã biết tận dụng tối đa uy lực của đồng tiền và bản thân cũng bị đồng tiền làm mờ mắt. Điều đáng buồn hơn, chúng đã thành công trong việc bắn phá đổ những bức tường mục là những cán bộ Nhà nước tham lam, biến chất.