Bước ngoặt lịch sử: Chứng khoán Mỹ sắp được giao dịch xuyên ngày đêm
Về FPT, VHM, MSN và các nhóm ngành
Chia sẻ tại chương trình “Khớp lệnh”, nhận xét về các mã cổ phiếu đang gây chú ý, chuyên gia cũng đưa ra các quan điểm cụ thể.
Với cổ phiếu FPT, trong chuỗi tăng giá vừa qua có thể thấy rất nhiều lần nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh. Đặc biệt là khi cổ phiếu này vượt qua mốc 100.000 đồng/cp, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng rã nhưng dường như không ảnh hưởng nhiều đến diễn biến giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, cổ phiếu này có dấu hiệu chững lại ở nền giá cao trong năm nay. Đa phần cổ phiếu liên quan đến sản xuất chip trên toàn cầu tạm dừng đà tăng sau khi lập đỉnh 1 đến 2 tháng trước. Minh chứng là trong tuần qua, chỉ số S&P 500, Dow Jones lập đỉnh mới nhưng Nasdaq thì không.
Theo ông Sơn, diễn biến hiện tại của FPT, cho thấy đây là giai đoạn chốt lời đơn thuần, cơ cấu danh mục khi cổ phiếu đã lên cao nhất năm. “Đây là nền giá cao của FPT rồi và có thể là vùng cao nhất năm. Hiện tại, định giá P/E của FPT đã lên mức 28 lần, là mức cao. Trong trường hợp FPT điều chỉnh thì cơ hội mua cho những nhà đầu tư FOMO sẽ xuất hiện”, ông Trần Hoàng Sơn phân tích.
Với triển vọng cổ phiếu MSN nói riêng (tâm điểm thị trường tuần qua) và nhóm tiêu dùng bán lẻ nói chung, ông Trần Hoàng Sơn đánh giá: Nhìn lại trong lịch sử giao dịch, MSN có 2 pha giảm lớn. Đó là đỉnh 2018 cho đến đáy của 2020, sau đó cổ phiếu tăng tốt từ đầu 2021 đến cuối 2022 - đây là một pha mà thay đổi trạng thái rõ. Pha giảm thứ 2 từ giữa 2023 đến đầu 2024. Tính đến nay, sau khi tạo đáy quanh 60.000 đồng/cp thì cổ phiếu có vẻ thoát trend giảm và phục hồi tốt trở lại.
Trong pha tăng trưởng ở quá khứ, MSN đã tăng khoảng 227%. Thời điểm này, MSN đã thoát khỏi trend giảm từ 2022 kéo dài đến 2024 và đang trong quá trình tăng trở lại. Tôi kỳ vọng cổ phiếu quay trở lại đỉnh lịch sử năm 2022 trong 1 đến 2 năm tới. Còn ở hiện tại, MSN mới thoát khỏi mẫu hình tam giác thiết lập từ đầu 2024 trở lại đây, ngắn hạn mục tiêu ở vùng 90.000 đồng/cp, tương xứng với định giá năm nay.
Về mặt định giá, EV/EBITDA cho thấy giá trị thực của MSN đã rất rẻ trong 3 giai đoạn. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số EV/EBITDA của Masan cũng đang ở vùng khá thấp, tương đối hợp lý đầu tư cho trung dài hạn.
Xét về P/E đang ở mức trung bình trong 10 năm gần đây, là mức phù hợp để đầu tư cho câu chuyện kinh tế phục hồi và nhu cầu tiêu dùng trong trung, dài hạn. Năm 2024 là năm mang tính nền tảng cho phục hồi lợi nhuận với Masan. Trong những quý tới, tốc độ tăng lợi nhuận sẽ rất cao khi so sánh với nền thấp 2023, đến năm 2025 sẽ ổn định trở lại.
“Do vậy, tôi cho rằng Masan phù hợp để đầu tư cho trung hạn, còn trong ngắn hạn cân nhắc tìm điểm mua hợp lý khi thị trường rung lắc, quanh vùng hỗ trợ gần nhất 75.000 – 78.000 đồng/cp”, chuyên gia chia sẻ.
Với cổ phiếu bất động sản và liệu “ VHM gần như đang “gánh” thị trường?”, chuyên gia cho rằng, đồ thị của hầu hết cổ phiếu bất động sản đều có diễn biến yếu hơn so với thị trường. Trong thời gian vừa qua, một số nhóm cổ phiếu mạnh như ngân hàng, chứng khoán, cho đến phiên cuối tuần qua nhóm bất động sản, với đại diện VHM giao dịch tích cực.
“Nhìn chung, trong giai đoạn hiện tại, đa phần cổ phiếu bất động sản diễn biến yếu hơn thị trường chung. Ví dụ như DIG, DXG thì đồ thị thể thiện đuối và xu hướng đi xuống. Dòng tiền có vẻ đang bỏ rơi cổ phiếu bất động sản và chỉ tập trung vào một số nhóm dẫn sóng như ngân hàng, chứng khoán và một số trường hợp đơn lẻ tăng như MSN hay VJC. Hiện tại, thị trường vẫn đang phân hóa”, theo ông Trần Hoàng Sơn.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, ghi nhận cho thấy phản ứng về việc VHM mua lại cổ phiếu quỹ đã “khá xìu”, nói cách khác là không "đỡ" được tâm lý NĐT, trong khi đó NĐT dường như chú tâm đến các thông tin (có vẻ tiêu cực) như trường hợp KQKD dự kiến của PDR quý 3, hay tin tiêu cực chưa được xác thực về đơn về hoạt động cho vay của EIB... Tuy nhiên một số chuyên gia chứng khoán cho rằng đối với PDR, hay nhóm bất động sản, kì vọng các dự án đã hoàn thiệp cần phải được nhìn xa hơn. Nhìn chung quý 3 là quý thấp điểm bàn giao bất động sản nên hầu hết doanh nghiệp sẽ không “book” KQKD tốt trong quý này nhưng quý 4 sẽ hứa hẹn những con số khác hơn.
Đối với nhóm ngành tài chính, theo ông Sơn, giá một số cổ phiếu ngân hàng nhóm 2 và 3 đang hấp dẫn nên câu chuyện mua tích sản trong chu kỳ dài khá hợp lý. Bởi khi nền kinh tế phục hồi, nhóm ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận rất tốt. Vì nếu ngân hàng không tăng trưởng được cho thấy nền kinh tế gặp vấn đề. Còn khi kinh tế phục hồi, ngành ngân hàng chiếm quá nửa tổng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết.
Nhìn cho kinh tế năm 2025 sẽ tiếp tục là năm phục hồi nhờ nền lãi suất giảm xuống. Nhờ đó, ngân hàng có thể giảm bớt chi phí dự phòng thúc đẩy lợi nhuận.
“VPBankS đã xây dựng danh mục tích sản – Life Portfolio gồm 9 cổ phiếu. Trong đó, với cổ phiếu ngân hàng, chúng tôi lựa chọn là VPBank có tỷ trọng thứ 2 trong số các cổ phiếu ngân hàng, bên cạnh Vietcombakn là ngân hàng có vốn nhà nước. VPBank là ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao nên khi kinh tế phục hồi thì sẽ phục hồi nhanh.
Định giá trong trung và dài hạn của VPB đang rẻ. Mặt khác, diễn biến dòng tiền cho thấy dòng tiền lớn chảy vào cổ phiếu VPB. Cụ thể, ở vùng 18.000 – 19.000 đồng đã có lượng tiền lớn chảy vào khi kỳ vọng VPB có bước tăng trưởng mới. Ngoài ra, Ngân hàng SMBC của Nhật Bản đã giải ngân đến 1,4 tỷ USD để mua 15% vốn VPBank cho thấy tầm nhìn dài hạn từ 5 hay 10 năm tới”, ông cho biết.
Trong một báo cáo cập nhật nhóm ngân hàng vừa phát hành, danh mục của SSI Research cũng nêu danh 7 mã cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, VPB được khuyến nghị mua và tâm điểm câu chuyện rót vốn SMBC, sự phục hồi ấn tượng của FeCredit đã được nhấn mạnh.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, BVH, CTR, OCB, MSN, SHB, TCB, VPB, VJC và VNM.
Trên thị trường chứng khoán, cho các nhà đầu tư luôn được xem là chủ thể quan trọng của thị trường nên việc họ không có khả năng ra quyết định đầu tư đúng đắn có thể dẫn đến những rủi ro và bất ổn cho thị trường chứng khoán. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của giới đầu tư chứng khoán, đồng thời hướng tới mục đích cung cấp sản phẩm dịch vụ chứng khoán đa dạng cho thị trường, pháp luật của các nước đều có những những những quy định định nhằm cho phép một số công ty chứng khoán được tiến hành dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng là các nhà đầu tư thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tư vấn chứng khoán. Đây chính là lý do chủ yếu để hình thành một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán có tên gọi là nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Xét từ góc độ kỹ thuật nghiệp vụ, tư vấn đầu tư chứng khoán được hiểu là việc các chuyên gia về chứng khoán sử dụng những kiến thức chuyên môn của mình để phân tích và cung cấp các kết quả phân tích chứng khoán cùng với các khuyến nghị cho nhà đầu tư nhằm giúp họ đưa ra những quyết định đầu tư chứng khoán. Các ý kiến tư vấn thường tập trung vào những vấn đề chủ yếu như tình hình diễn biến của thị trường và xu hướng tăng, giảm giá các loại chứng khoán đã phát hành; thời điểm mua bán chứng khoán; loại chứng khoán cần mua, bán; thời gian đầu tư chứng khoán và số lượng, chủng loại chứng khoán cần nắm giữ. Trên thế giới, nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán thường được tiến hành bởi các chuyên gia chứng khoán đang làm việc tại các công ty chứng khoán và nhân danh Công ty chứng khoán.
Theo pháp luật chứng khoán Việt Nam thì khái niệm tư vấn đầu tư chứng khoán được quy định như sau. Khoản 32 Điều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định như sau:
32. Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.”
Khái niệm này tuy không đề cập đến hình thức pháp lý của nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán nhưng có thể hiểu ngầm về nguyên tắc, hoạt động này chỉ có thể thực hiện thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Từ khái niệm trên đây có thể thấy hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán bao gồm một số đặc trưng cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, về phương diện chủ thể, cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh đặc thù và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cuối cùng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nên hoạt động này thường được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp như công ty chứng khoán. Trên thực tế, việc cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng của các công ty chứng khoán luôn được thực hiện bởi các chuyên gia về chứng khoán với tư cách là người đại diện cho Công ty chứng khoán. Đối với các Tổ chức Tín dụng và Tổ chức Tài chính như Ngân hàng Thương mại, Công ty bảo hiểm... Nếu muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán (trong đó có nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán) kỳ các tổ chức này phải thành lập một Công ty chứng khoán độc lập để tiến hành nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Các Công ty chứng khoán cho Tổ chức Tín dụng và Tổ chức Tài chính thành lập đi phải chấp nhận sự kiểm soát của các tổ chức này với tư cách là chủ sở hữu nhưng về nguyên tắc, chúng đều là những công ty con có tư cách pháp lý độc lập và nhân danh chính nó trong quá trình giao dịch với khách hàng.
- Thứ hai, về phương diện nội dung, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán được thực hiện bởi các chuyên gia về chứng khoán - người đại diện cho Công ty chứng khoán, với các công việc chủ yếu như phân tích các thông tin về chứng khoán, cung cấp các kết quả phân tích về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đưa ra các khuyến nghị cần thiết đối với khách hàng là nhà đầu tư để giúp họ có quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả. Trên thực tế, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của mỗi khách hàng mà số lượng công việc phải tiến hành trong quá trình tư vấn đầu tư chứng khoán có thể khác nhau, kèm theo đó là mức phí phải trả tương ứng với số lượng và chất lượng công việc tư vấn.
- Thứ ba, về phương diện hình thức, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán luôn luôn và chỉ có thể thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Hợp đồng này chính là công cụ pháp lý để giúp các bên thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình khi tham gia vào quan hệ tư vấn đầu tư chứng khoán. Chẳng hạn, đối với Công ty chứng khoán nếu có việc ký kết và thực hiện hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán mà chủ thể này mới có cơ hội tìm kiếm kiếm lợi nhuận kinh doanh thông qua việc nhận tiền thù lao dịch vụ tư vấn. Còn đối với khách hàng là nhà đầu tư việc ký kết và thực hiện hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán giúp họ có được những thông tin và hiểu biết cần biết về thị trường chứng khoán cũng như các loại chứng khoán đang giao dịch trên thị trường trên cơ sở đó họ có thể tự mình đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và sản suốt.
Tóm lại, có thể kết luận rằng nếu việc xem xét về bản chất kinh tế thì hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán thực chất là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán còn nếu xét về bản chất pháp lý thì hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán luôn thể hiện bản chất là quan hệ hợp đồng. Theo đó, công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng để được hưởng tiền thù lao dịch vụ theo thỏa thuận.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.
Biến động mạnh mẽ này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản, mà với sức nặng tài chính của nước này, đây có thể trở thành nguồn gốc của sự biến động hơn nữa trên thị trường toàn cầu. Ngày 5/8, chỉ số Topix giảm mạnh 13% trong phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số này hiện thấp hơn gần 25% so với mức đỉnh đạt được chỉ cách đây một tháng. Chỉ số Nikkei đóng cửa phiên này giảm 12,4% xuống 31.458,42 điểm. Tính theo phần trăm, đây là mức giảm lớn thứ hai kể từ vụ sụp đổ “Thứ Hai Đen tối” vào tháng 10/1987, khi chỉ số này mất 3.836,48 điểm, tương đương 14,9%. Trong khi đó, đồng yen đang phục hồi mạnh, tăng 12% so với thời điểm chưa đến một tháng trước, khi đồng tiền này ở mức thấp nhất trong 37 năm. Những xáo trộn này trên thị trường phản ánh những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Trong 18 tháng qua, đồng yen giảm mạnh khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) “án binh”. Khi đó, hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade), tức các nhà đầu tư vay vốn rẻ bằng đồng yen để thực hiện các khoản đầu tư sinh lợi cao hơn bằng đồng USD hoặc euro, phát triển mạnh mẽ, khiến đồng yen suy yếu hơn nữa. Đồng yen yếu đã thúc đẩy lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Nhật Bản. Trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, khối ngoại đã mua ròng 9.000 tỷ yen (60 tỷ USD) cổ phiếu Nhật Bản. Nhưng giờ đây, mọi thứ đang đảo ngược. BoJ đã thực hiện những bước nhỏ để thắt chặt chính sách. Ngày 31/7, ngân hàng này đã nâng lãi suất từ khoảng 0,1% lên khoảng 0,25%. Ngược lại, Fed được dự đoán sẽ sớm bắt đầu hạ lãi suất. Những dự đoán này tăng lên vào ngày 2/8, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này chỉ tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng Bảy, thấp hơn mức dự đoán 175.000 việc làm của giới đầu tư. Đồng yen đã mạnh lên mức 141 yen đổi 1 USD, mức mạnh nhất trong bảy tháng qua. Trước đó, đồng tiền này đã tăng giá từ mức 148 yen đổi 1 USD lên mức 146 yen đổi 1 USD trong phiên giao dịch 2/8 tại New York, sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng Bảy “yếu” hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái. Đồng yen tăng vọt đã thúc đẩy sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Trước đó, các công ty xuất khẩu Nhật Bản là đối tượng được hưởng lợi nhiều từ sự suy yếu của đồng yen vì họ tạo ra phần lớn doanh thu ở nước ngoài nhưng báo cáo thu nhập bằng đồng yen. Giờ đây, các công ty này lại rơi vào tình cảnh khó khăn. Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch ký quỹ, tức các giao dịch được thực hiện bằng tiền đi vay – đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2006 trước khi xảy ra đợt bán tháo nói trên. Những khoản đầu tư bằng đòn bẩy tài chính này hiện đang được cắt giảm nhanh chóng. Đó là lý do tại sao những cổ phiếu trước đó được yêu thích lại đang chịu những mức giảm lớn nhất. Giá cổ phiếu của Tokyo Electron, một nhà cung cấp thiết bị bán dẫn quan trọng, đã giảm 18% trong phiên 5/8. Cổ phiếu các ngân hàng lớn của Nhật Bản đều lao dốc, trong đó Mizuho Financial Group giảm 19,7%, Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 17,8%, Resona Holdings giảm 19,5% và Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 15,5%. Các ngân hàng khu vực cũng không ngoại lệ, khi cổ phiếu Chiba Bank giảm 23,7% và Fukuoka Financial Group giảm 17,9%, trong khi “gã khổng lồ” môi giới Nomura Holdings giảm 18,6%. Hiện tại, việc cắt giảm các giao dịch mang tính đầu cơ như trên được xem là nguyên nhân chính dẫn đến đợt lao đốc lần này của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Gần như không chuyên gia nào cho rằng các công ty Nhật Bản đang gặp khó khăn nghiêm trọng, hay lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính của nước này. Đồng quan điểm, chiến lược gia kỳ cựu tại công ty chứng khoán Nomura Securities - ông Naka Matsuzawa, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đang bán cổ phiếu Nhật Bản, do lo ngại Mỹ có thể đang tiến đến suy thoái, mà không hẳn do những lý do cụ thể của Nhật Bản. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng tại Nhật Bản có thể hây ra hiệu ứng dây chuyền. Khi các động thái về lãi suất của các ngân hàng trung ương khiến hoạt động "carry trade" trở nên ít khả thi hơn, chúng có thể thúc đẩy hoạt động bán tháo tại các thị trường nước ngoài. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư của nước này sở hữu 10.600 tỷ USD tài sản nước ngoài vào cuối năm ngoái. Nếu đồng yen mạnh hơn khiến các nhà đầu tư này phải bán tháo các khoản nắm giữ ở nước ngoài để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ở trong nước, điều đó có thể làm giảm giá trị tài sản, đồng thời thúc đẩy đồng yen tăng cao hơn. Đồng yen còn tăng bao nhiêu và thị trường chứng khoán Nhật Bản còn giảm bao nhiêu nữa là câu hỏi chưa có lời đáp. Nhưng cho đến khi các nhà đầu tư giải phóng hoàn toàn các giao dịch đòn bẩy nói trên, thì thị trường sẽ còn nhiều biến động.