Ảnh hưởng đến nguồn nước Rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất độc hại có trong rác thải như hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng sẽ dung hoà vào nước làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm. Rác thải sẽ mang các loại vi sinh vật, chất hữu cơ đưa vào môi trường gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các loại sinh vật sống trong nước, làm giảm đa dạng sinh học. Nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt và mọi ngành nghề của đời sống các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và kinh tế của cộng đồng. Ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái Sự tích tụ của rác thải sinh hoạt gây ra sự suy thoái môi trường. Nếu không được xử lý đúng sẽ làm ô nhiễm đất, giảm chất lượng đất và suy thoái đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và sinh thái địa phương. Quá trình phân huỷ của rác thải sinh hoạt tạo ra các khí như methane và carbon dioxide… đóng góp vào hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Điều này đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái tổng thể của môi trường, là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong chuỗi thức ăn tự nhiên, làm giảm khả năng chống chọi với dịch bệnh. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến con người Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình. Những người sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa… Xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất Hydro sunfua (H2S) hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với con người và môi trường là rất dễ nhận thấy. Mặc dù việc loại bỏ hoàn toàn rác thải sinh hoạt là điều không thể, tuy nhiên mỗi người dân có thể góp phần làm giảm tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường và chính cuộc sống của chúng ta bằng cách nâng cao ý thức hơn thông qua những việc làm nhỏ như không vứt rác bừa bãi, hãy tận dụng rác nếu còn có thể (ví dụ như túi nilon, rác hữu cơ…) để góp phần hạn chế thải rác ra môi trường và bảo vệ cuộc sống của chính mình ngày một tốt hơn. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.

Chi phí đắt đỏ cho việc sinh con khi đi du học

Ở nước ngoài, viện phí và các dịhch vụ khác rất đắt đỏ. Nhất là khi sinh con, số tiền phải trả bao gồm cả mẹ và bé. Tất nhiên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản và dịch vụ bảo hiểm nhưng không đáng kể. Chưa kể tới chi phí nuôi đứa bé tại nước ngoài cũng rất tốn kém. Vì vậy nếu điều kiện kinh tế khong cho phép, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sinh con khi đi du học.

Có thể bị từ chối visa nếu có con

Về nguyên tắc, Lãnh Sứ Quán và các trường đại học không cấm việc mang thai khi đi du học. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong quá trình làm thủ tục xin visa, hồ sơ của bạn có thể bị từ chối.

Khi làm hồ sơ xin cấp thị thực, bạn phải đi kiểm tra sức khỏe. Và nếu bạn có con trước thời điểm này, hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối. Lý do là việc học của bạn sẽ bị gián đoạn và phát sinh gánh nặng cho hệ thống y tế của họ.

Còn nếu bạn có thai sau khi được cấp visa thì việc sinh con sẽ đỡ khó khăn hơn. Bạn sẽ được nghỉ học một thời gian để sinh con và đi học lại sau đó.

Lời khuyên cho những bà mẹ muốn sinh con khi du học nước ngoài

Lời khuyên cho các mẹ muốn sinh con ở nước ngoài

Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định để con mình được ra đời an toàn khỏe mạnh mà vẫn đảm bảo được việc du học và công việc. Quý phụ huynh liên lạc trực tiếp với Tổ chức Du học VinEdu để được tư vấn chi tiết về các ảnh hưởng nếu sinh con khi đi du học. Hotline: 097 213 12 12.

Băng tan là hiện tượng những khối băng tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi rồi sụt lún xuống bề mặt đại dương. Quá trình này khiến sông băng trên thế giới ngày càng mất ổn định và mực nước biển dâng cao. Hiện tượng này đã dến đến một số hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và Trái Đất.

Khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng cao, lượng băng ở hai cực sẽ tan ra. Kèm theo đó là lớp băng CO2 vĩnh cửu bị lộ ra và tham gia vào hoạt động tuần hoàn của tất cả sinh vật sống trên trái đất. Một lượng lớn khí CO2 trong khí quyển trăng cao sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, làm suy giảm tầng Ozon. Cây xanh sẽ vì vậy mà ít đi do bị quá tải CO2 khiến cho trái đất nóng lên.

Nhiệt độ tăng cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí từ tầng ozone. Đặc biệt, khí thải từ xe cộ, nhà máy và các nguồn khác phản ứng với ánh sáng mặt trời và nhiệt, v.v. Tầng ôzôn trên mặt đất là tác nhân chính gây ra sương mù quang hóa. Và nhiệt độ càng cao, lớp sương mù càng dày. Không khí ô nhiễm dẫn đến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân hen suyễn tăng lên. làm trầm trọng thêm tình trạng của người bị bệnh tim hoặc phổi.

Những đợt nắng nóng kéo dài làm khô đất, dẫn đến tình trạng thiếu nước uống, cháy rừng không kiểm soát, bão bụi và lũ quét. Ở nhiều nơi trên thế giới, tình trạng thiếu nước dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng. Ngược lại, mưa lớn khiến sông hồ tràn bờ, phá hủy nhà cửa. Ô nhiễm nguồn nước uống, phát tán chất thải và ô nhiễm không khí. Đồng thời, điều kiện nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho các bệnh truyền qua nguồn nước và thực phẩm phát triển.

Băng tan sẽ khiến mực nước biển dâng cao có thể dẫn đến hiện tượng “biển xâm thực” – nước biển xâm nhập sâu vào đất liền. Điều này dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, ven sông ngày càng gia tăng. Đặc biệt, nơi đây còn thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống. Ngoài ra, các đảo, quần đảo và vùng ven biển cũng có thể bị nhấn chìm, người dân sẽ mất đất đai và nhà cửa. Hơn nữa, nước biển cũng có tính axit hơn, chủ yếu là do sự hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục gia tăng, sinh vật biển sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Đặc biệt là các loài có vỏ hoặc có xương như nhuyễn thể, cua, san hô, v.v.

Tác động đối với tàu thuyền đi trên biển

Băng tan sẽ tạo ra những tảng băng lớn và trôi dạt trên biển. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tàu thuyền đi lại. Khi những con tàu đang di chuyển trên biển va chạm với những tảng băng trôi lớn, con tàu sẽ bị hư hại nặng nề thậm chí có thể bị nhấn chìm.

Con người không thể tránh khỏi những hậu quả mà chính họ đã gián tiếp tạo ra như dịch bệnh, thiên tai, mất mùa... Chúng đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại. Nhân loại sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn đe dọa sự sống trên Trái đất.

Hiện tượng băng tan làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất làm thay đổi môi trường sống của nhiều loại động vật dẫn đến sự biến mất hoặc nguy cơ tuyệt chủng của các loài. Do mất môi trường sống do đất hoang hóa, nạn phá rừng và mực nước biển nóng lên, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ bị đe dọa tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 1,1 đến 6,4 độ C. Ví dụ, cáo đỏ từng sống ở Bắc Mỹ, hiện đã di chuyển đến Bắc Cực. Gấu bắc cực cũng là một loài điển hình. Nếu lượng băng tan với tốc độ chóng mặt như hiện nay, loài gấu này sẽ khó kiếm ăn. Tương tự gấu Bắc Cực, chim cánh cụt Nam Cực cũng chịu chung số phận. Khi bề mặt băng giảm đi đồng nghĩa với việc mất đi môi trường sống và nguồn thức ăn.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người gây ra. Do vậy, để hạn chế hiện tượng băng tan cần có một số biện pháp như: Không nên chặt phá rừng, trồng thêm nhiều cây xanh. Không thải các khí độc hại, rác ra ngoài môi trường, đặc biệt sông, suối, hồ, biển,… Các nhà máy, xí nghiệp cần phải xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường để giảm thiểu các chất độc hại ra ngoài môi trường.Không xả rác bừa bãi, phân loại rác và xử lý đúng chỗ. Tất cả những biện pháp này đều làm giảm độ nóng của Trái Đất, có thể làm giảm việc các lớp băng tan ra./.